+Aa-
    Zalo

    NASA tìm thấy hành tinh mới, các ngôi sao đều hứa hẹn hỗ trợ sự sống

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhiệm vụ TESS săn tìm hành tinh mới của NASA chỉ mới bắt đầu khảo sát bầu trời kể từ tháng 7/2018 nhưng nó đã ghi nhận những khám phá đáng kinh ngạc.

    Nhiệm vụ TESS săn tìm hành tinh mới của NASA chỉ mới bắt đầu khảo sát bầu trời kể từ tháng 7/2018 nhưng nó đã ghi nhận những khám phá đáng kinh ngạc.

    NASA vừa khám phá ra hành tinh mới có kích thước tương đương sao Thổ. Ảnh minh hoạ: Getty

    Đến tháng 1/2019, ba khám phá ngoại hành tinh đã được kết nối với các quan sát ban đầu của TESS. Đến nay, dữ liệu được thu thập bởi TESS đã xác định sự tồn tại của một hành tinh mới có kích thước tương đương sao Thổ. Theo đó, TOI (Đối tượng quan tâm của TESS) 197,01 được coi là "Sao Thổ nóng". Nó có kích thước tương tự hành tinh đó và quay quanh ngôi sao chủ ở khoảng cách gần, chu kỳ kéo dài 14 ngày, tạo ra nhiệt độ bề mặt cao trên hành tinh.

    Chi tiết về hành tinh sẽ được tiết lộ trong một bài báo trên Tạp chí Thiên văn.

    Các nhà nghiên cứu về tiểu hành tinh đã phát hiện ra hành tinh này bằng cách xem xét sóng địa chấn trong các ngôi sao nơi mà độ sáng dường như thay đổi. Các nhà thiên văn học có thể xác định tuổi của ngôi sao, cũng như khối lượng và bán kính của nó. Kết hợp dữ liệu đó với các quan sát khác cho thấy các thuộc tính của các ngoại hành tinh quay quanh ngôi sao chủ này.

    Ngoại hành tinh là một “người khổng lồ khí” với bán kính gấp 9 lần Trái Đất và khối lượng gấp khoảng 60 lần. Ngôi sao chủ có 5 tỷ năm tuổi, hơi nặng và to hơn Mặt Trời.

    "Đây là ‘xô nước’ đầu tiên từ ‘vòi dữ liệu’ mà chúng tôi nhận được từ TESS", ông Steve Kawaler - đồng tác giả nghiên cứu và giáo sư Vật lý Thiên văn tại Đại học bang Iowa cho biết.

    Bên cạnh đó, vệ tinh khảo sát Exoplanet cũng dự định được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ phóng vào tháng 4 tới để lấy thông tin phục vụ cho việc săn tìm hành tinh mới từ kính viễn vọng không gian Kepler khi nhiệm vụ lịch sử đó kết thúc. TESS đang khảo sát một khu vực trên bầu trời lớn hơn 400 lần so với những gì Kepler quan sát được, bao gồm 200.000 ngôi sao sáng nhất gần đó. Trong suốt 2 năm, 4 máy ảnh trường rộng trên tàu sẽ quan sát các khu vực khác nhau trên bầu trời trong nhiều ngày. Điều này sẽ cho phép các nhà khoa học khảo sát gần như toàn bộ bầu trời.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo CNN)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nasa-tim-thay-hanh-tinh-moi-cac-ngoi-sao-deu-hua-hen-ho-tro-su-song-a268744.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    NASA và hành trình 60 năm khám phá vũ trụ

    NASA và hành trình 60 năm khám phá vũ trụ

    Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đánh dấu kỷ niệm 60 năm khám phá vũ trụ vào năm 2018 và sẽ kỷ niệm 50 năm cuộc đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên vào tháng 7 tới.