Sau khi hoàn thành năm quan sát đầu tiên trên bầu trời phía Nam, Vệ tinh Khảo sát Exoplanet của NASA đã phát hiện ra ngoại hành tinh mới, cách Trái đất 31 năm ánh sáng.
NASA phát hiện ngoại hành tinh có kích thước lớn hơn 80 lần so với Trái đất. Ảnh: Gettt |
Ngoại hành tinh được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện gọi là GJ 357 b đã được phát hiện quay quanh một ngôi sao lùn M trong chòm sao Hydra. Ngôi sao này mát hơn 40% so với Mặt trời, bằng một phần ba khối lượng và kích thước của Mặt trời.
Một nghiên cứu mô tả về “siêu Trái đất” đã được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics. Ngoại hành tinh dùng để chỉ các hành tinh quay quanh những ngôi sao bên ngoài hệ mặt trời.
Ngoại hành tinh đầu tiên được phát hiện xung quanh ngôi sao M là GJ 357 b, nó lớn hơn Trái đất 80%, là một siêu Trái đất. Nó nằm ở khoảng cách rất gần ngôi sao, gần hơn 11 lần nếu so sánh với khoảng cách giữa sao Thủy và Mặt trời. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng GJ 357 b có nhiệt độ trung bình là 490 độ F. Điều này không giải thích cho bất kỳ hiệu ứng nóng lên tiềm năng nào của bầu khí quyển nếu nó có. Nó hoàn thành một quỹ đạo quanh ngôi sao cứ sau 3,9 ngày.
"Chúng tôi mô tả GJ 357 b là một ‘Trái đất nóng’”, ông Enric Pallé, đồng tác giả nghiên cứu và nhà vật lý thiên văn tại Viện Vật lý thiên văn của Quần đảo Canary nói. "Mặc dù nó không thể lưu trữ sự sống, nhưng vẫn đáng chú ý vì nó là ngoại hành tinh gần nhất thứ 3 được biết đến cho đến nay, và là một trong những hành tinh đá tốt nhất mà chúng ta có để đo thành phần của bầu khí quyển".
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra nhiều tín hiệu của ngoại hành tinh trong hệ thống. GJ 357 d, một siêu Trái đất có khối lượng gấp 6,1 lần Trái đất, hấp dẫn nhất vì nó quay quanh ngôi sao ở khoảng cách mà nhiệt độ có thể phù hợp để hỗ trợ nước lỏng trên bề mặt.
Ông Diana Gossakowski, đồng tác giả nghiên cứu tại Max Planck, cho biết: "GJ 357 d nằm ở rìa ngoài của vùng có thể ở được của ngôi sao, nơi nó nhận được cùng một lượng năng lượng sao từ ngôi sao của nó như sao Hỏa nhận từ Mặt trời. Nếu hành tinh có bầu khí quyển dày đặc, sẽ cần các nghiên cứu trong tương lai để xác định nó có thể bẫy đủ nhiệt để làm ấm hành tinh và cho phép nước lỏng chảy trên bề mặt hay không".
Các nhà nghiên cứu không biết liệu siêu Trái đất GJ 357 d có đá giống như hành tinh của chúng ta hay không, nhưng nó quay quanh ngôi sao cứ sau 55,7 ngày và có nhiệt độ âm 64 độ F.
PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo CNN)