+Aa-
    Zalo

    NASA phát hiện hành tinh có thể có cả đại dương và sự sống

    (ĐS&PL) - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã công bố sự tồn tại của ngoại hành tinh có thể có cả đại dương và sự sống, cách Trái đất hàng trăm năm ánh sáng.

    Theo thông tin mới nhất từ Sci-News, các nhà thiên văn học thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã phát hiện một ngoại hành tinh có thể có cả đại dương và sự sống thông qua việc sử dụng Kính viễn vọng Không gian James Webb.

    Cụ thể, James Webb phát hiện ra 2 thứ cực kỳ quan trọng là carbon dioxide (CO2) và methane (CH4) trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh mang tên K2-18b. Đây là những dấu hiệu của sự sống mà các nhà thiên văn học luôn trông đợi tìm ra ở các ngoại hành tinh.

    Ngoài ra, nhóm nghiên cứu của NASA còn phát hiện K2-18b còn nằm gọn trong "vùng sự sống" của ngôi sao lùn đỏ K2-18, cách Trái đất 111 năm ánh sáng trong chòm sao Sư Tử. Ngoại hành tinh này có bán kính gấp 2,2 lần và nặng gấp 8 lần Trái đất.

    nasa phat hien hanh tinh co the co ca dai duong va su song
    NASA phát hiện ngoại hành tinh K2-18b có thể có cả đại dương và sự sống. Ảnh: Sci-News

    Các nhà thiên văn học cũng nhận định rằng K2-18b quay quanh sao mẹ mỗi 22 ngày ở khoảng cách 0,15 AU (đơn vị thiên văn, 1 AU bằng với khoảng cách giữa Mặt trời và Trái đất). Khoảng cách này giúp K2-18b nhận ánh sáng khoảng 1,28 lần so với địa cầu và có nhiệt độ trung bình là âm 2 độ C.

    NASA cho biết những quan sát của họ về thành phần hóa học của bầu khí quyển K2-18b này cho thấy khả năng tồn tại một đại dương trên hành tinh này. “Sự dồi dào khí methan và carbon dioxide cũng như sự thiếu hụt amoniac ủng hộ giả thuyết rằng có thể có một đại dương nước bên dưới bầu khí quyển giàu hydro ở K2-18b”, cơ quan này thông tin.

    Bên cạnh đó, NASA tiết lộ rằng có thể có sự hiện diện của phân tử dimethyl sulfide (DMS) - vốn dĩ chỉ được tạo ra từ sự sống trên K2-18b. Phần lớn DMS trong bầu khí quyển Trái đất được phát ra từ thực vật phù du trong môi trường biển. Tuy nhiên, sự hiện diện của DMS vẫn chưa được xác nhận và cần phải điều tra thêm.

    Các quan sát sắp tới của Webb sẽ có thể xác nhận liệu DMS có thực sự hiện diện trong bầu khí quyển của K2-18b ở mức đáng kể hay không”, nhà thiên văn học Nikku Madhusudhan tại Đại học Cambridge đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

    Theo tờ Guardian, không phải là lần đầu tiên NASA tìm thấy dấu hiệu của nước trên các hành tinh khác. Hơi nước trước đây đã được phát hiện trên ngoại hành tinh HAT-P-11b cách trái đất 120 năm ánh sáng. Song, điều này không đồng nghĩa với việc hành tinh này có sự sống.

    “Phát hiện của chúng tôi cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét các môi trường có thể sinh sống đa dạng trong quá trình tìm kiếm một hành tinh có sự sống khác”, ông Madhusudhan nhấn mạnh.

    Phương Uyên(Theo Guardian và Sci-News)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nasa-phat-hien-hanh-tinh-co-the-co-ca-dai-duong-va-su-song-a590756.html
    Vệ tinh NASA rơi, Ukraine báo động phòng không

    Vệ tinh NASA rơi, Ukraine báo động phòng không

    Liên quan đến việc báo động phòng không được kích hoạt ở thủ đô Kiev, giới chức Ukraine cho rằng tia chớp sáng lớn do là vệ tinh bị rơi của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gây ra.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vệ tinh NASA rơi, Ukraine báo động phòng không

    Vệ tinh NASA rơi, Ukraine báo động phòng không

    Liên quan đến việc báo động phòng không được kích hoạt ở thủ đô Kiev, giới chức Ukraine cho rằng tia chớp sáng lớn do là vệ tinh bị rơi của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gây ra.