Sao Hỏa luôn là một trong những bí ẩn hấp dẫn nhất đối với loài người. “Người anh em sinh đôi với Trái Đất” được cho là có thể từng có những điều kiện để sự sống hình thành.
Năm 2011, những dấu vết được cho là dòng chảy của nước để lại đã được phát hiện trên bề mặt hành tinh đỏ dưới dạng những vệt sậm, xuất hiện theo mùa đã khiến giới khoa học tin sửng sốt. Chúng được gọi tắt là RSL (Recurring slope lineas). Niềm tin về một sự sống ngoài Trái Đất càng trở nên có cơ sở.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy những dòng chảy trên bề mặt sao Hỏa là dòng chảy của hạt khô (bụi và cát) chứ không phải nước. |
Đến năm 2015, các nhà nghiên cứu đã đưa RLS làm bằng chứng về sự di chuyển của dòng nước muối hoạt động trên hành tinh này. Tuy nhiên, đến năm 2017, những phát hiện mới cho thấy nguồn gốc của RLS có thể hoàn toàn khác và không liên quan gì đến nước mà có thể được tạo thành từ cát và bụi cát.
Nghiên cứu mới đến từ một nhóm các nhà nghiên cứu dưới dự đứng đầu của nhà khảo cổ học Colin Dundas trong một cuộc khảo sát địa chất Mỹ. Khi quan sát từ Tàu thăm dò Sao Hỏa của NASA, họ đã xác định RSL chỉ xuất hiện trên các sườn dốc có góc cạnh đủ để hạt cát khô và bụi chảy xuống phía dưới.
NASA cho biết, họ rất mong muốn tìm thấy RSL xuất hiện trên các dốc thấp hơn nếu thực sự nước là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chúng, nghiên cứu mới này cũng không loại trừ khả năng có nước tràn trên sao Hỏa.
Nhóm nghiên cứu đã công bố những phát hiện của mình trên tạp chí Nature Geoscience với tựa đề Các dòng chảy dạng hạt ở các dốc trên sao Hỏa cho thấy vai trò hạn chế của nước.
Kiều Trang(T/h)