+Aa-
    Zalo

    Nắng nóng khắc nghiệt gia tăng áp lực lên hệ thống y tế

    (ĐS&PL) - Hàng triệu người trên khắp 3 châu lục gồm châu Á, châu Âu và châu Mỹ đang đối mặt với đợt nắng nóng nguy hiểm kéo dài, khi các kỷ lục về nhiệt độ bị phá vỡ.

    Ngày 19/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, nắng nóng cực độ bao trùm Bắc bán cầu đang gia tăng áp lực lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Tình trạng nắng nóng thường làm trầm trọng thêm các chứng bệnh sẵn có ở mỗi người, đặc biệt đáng lo ngại đối với những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và hen suyễn.

    “Nắng nóng cực độ tác động nhiều nhất đến những người ít có khả năng ứng phó với các hậu quả nhất, bao gồm người già, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người nghèo, người vô gia cư. Ngoài ra, tình trạng này cũng gia tăng áp lực lên các hệ thống y tế.

    Việc tiếp xúc với nhiệt độ quá cao tác động lớn đối với sức khỏe, thường làm trầm trọng thêm các chứng bệnh sẵn có và gây tử vong sớm, tàn tật”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chia sẻ.

    Ông Tedros cho biết thêm, WHO hiện đang phối hợp với Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) - cơ quan cũng thuộc Liên Hợp Quốc có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) - để hỗ trợ các quốc gia xây dựng các kế hoạch hành động đối với thời tiết nắng nóng với mục đích sẵn sàng điều phối, giảm tác động của nắng nóng gay gắt đối với sức khỏe người dân.

    nang nong khac nghiet gia tang ap luc len he thong y te
    Nắng nóng cực độ đang bao trùm khu vực Bắc bán cầu. Ảnh minh họa: Getty Images

    Theo bà Maria Neira - Giám đốc Môi trường và Sức khỏe cộng đồng của WHO, cơ quan này đặc biệt quan tâm đến phụ nữ mang thai, những người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và hẹn suyễn do ô nhiễm không khí cũng là một phần của vấn đề.

    Bà Maria nói rằng, chính quyền các nước và địa phương cần xác định tất cả những người có khả năng gặp nguy hiểm, trong khi bệnh viện nên đảm bảo rằng họ đã có sẵn kế hoạch hành động.

    Ngoài ra, các cộng đồng cần truyền tải thông điệp về việc tránh chơi thể thao vào thời điểm nóng nhất trong ngày, tìm một nơi mát mẻ trong nhà, quan tâm tới những người dễ bị tổn thương, đồng thời nhận thức được tình trạng say nắng hoặc kiệt sức vì nóng.

    XEM THÊM: Nga nêu điều kiện để tham gia trở lại thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine

    Các chuyên gia nhận định, việc đốt nhiên liệu hóa thạch giải phóng khí nhà kính CO2 vào khí quyển, dẫn đến biến đổi khí hậu. Chính biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng hơn và gia tăng tần suất, cường độ cũng như thời gian xảy ra các đợt nắng nóng.

    Do đó, bên cạnh các biện pháp tức tới nhằm ứng phó với nắng nóng trong những ngày tới, bà Maria cho rằng về lâu dài, các nước cần khử carbon nhằm giảm thiểu nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.

    Theo bà Maria, giới chức trách tại thành phố cần cân nhắc về quy hoạch đô thị để đảm bảo người dân có nơi trú ẩn trong thời điểm nắng nóng cực độ.

    Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thông tin, nhiệt độ cao xuất hiện lặp lại từ đêm này qua đêm khác là nguy cơ sức khỏe đặc biệt do cơ thể không thể phục hồi sau ban ngày nắng nóng, dẫn đến nhiều trường hợp đau tim và tử vong.

    Đinh Kim(Theo Yahoo News)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nang-nong-khac-nghiet-gia-tang-ap-luc-len-he-thong-y-te-a583609.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan