+Aa-
    Zalo

    Nâng điểm thi bị xử lý hành chính hay hình sự?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo luật sư Giang Hồng Thanh, người có hành vi nâng điểm trong kỳ thi THPT có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

    Theo luật sư Giang Hồng Thanh, người có hành vi nâng điểm trong kỳ thi THPT có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

    Chiều 17/7, bộ GD&ĐT đã chính thức công bố việc xử lý kết quả điểm thi bất thường ở Hà Giang.

    Có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi có tổng điểm đã công bố chênh lên hơn 1,0 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.

    Qua chấm thẩm định cũng cho thấy một số bài thi có điểm tăng hơn so với điểm đã công bố từ 0,2 đến 1,0 điểm. Cá biệt có 3 bài thi môn Giáo dục công dân có điểm chấm thẩm định tăng hơn 5,75 điểm so với điểm đã công bố.

    Theo bộ GD&ĐT, hành vi nâng điểm cho thí sinh trong khi chấm thi đã vi phạm rất nghiêm trọng quy chế thi. Bộ GD&ĐT kiên quyết chỉ đạo xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể vi phạm, theo quy định của pháp luật để đảm bảo kỷ cương, nghiêm túc của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 và cả cho những năm tiếp theo.

    Qua xác minh ban đầu cho thấy ông Vũ Trọng Lương, Phó trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, sở GD&ĐT Hà Giang, là người trực tiếp can thiệp vào kết quả thi của thí sinh.

    Góc nhìn luật gia - Nâng điểm thi bị xử lý hành chính hay hình sự?

    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, Trưởng ban Chỉ đạo thi Trần Đức Quý (phải ảnh) và Cục trưởng cục Quản lý chất lượng, bộ GD&ĐT chủ trì họp báo. 

    Liên quan đến vấn đề này, luật sư Giang Hồng Thanh - văn phòng luật Giang Thanh cho biết: "Hành vi nâng điểm của ông Vũ Trọng Lương đã vi phạm nghiêm trọng trong quy chế thi. Hành vi đó, có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Nếu bị xử phạt hành chính, người vi phạm có thể bị áp dụng điểm d khoản 3 Điều 13 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể là: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định".

    Luật sư Thanh nhấn mạnh: "Trong trường hợp cơ quan chức năng chứng minh được người thực hiện hành vi sửa nội dung bài thi, sửa điểm thi vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân nào đó, thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội Giả mạo trong công tác theo Điều 359 Bộ luật Hình sự.

    Theo đó, tội Giả mạo trong công tác là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ kí của người có chức vụ, quyền hạn khác hoặc vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Người phạm tội này có thể bị phạt tù lên đến 20 năm, thấp nhất 12 tháng, tùy theo tính chất, mức độ phạm tội”.

    "Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng", luật sư Thanh cho biết thêm. 

    Khánh Ngân

    Theo Người Đưa Tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nang-diem-thi-bi-xu-ly-hanh-chinh-hay-hinh-su-a236751.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan