+Aa-
    Zalo

    Nằm võng bị rắn cắn, cháu bé 28 tháng tuổi tử vong

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đang nằm trong chiếc võng mắc ở ngoài vườn, cháu bé 28 tháng tuổi sống tại Bình Thuận bị rắn hổ mèo cắn.

    (ĐSPL) - Đang nằm trong chiếc võng mắc ở ngoài vườn, cháu bé 28 tháng tuổi sống tại Bình Thuận bị rắn hổ mèo cắn.

    Theo tin tức từ báo Vnexprss, một cháu bé 28 tháng tuổi sống tại Bình Thuận đang nằm trong chiếc võng mắc ở ngoài vườn thì bị rắn hổ mèo cắn.

    Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bàn chân trái sưng to, tím đen và rơi vào hôn mê. (Ảnh: BS Trương Anh Mậu/báo Vnexpress).

    Những người nhà nạn nhân cho biết, bé nói với người lớn là bị “con gì cắn vào chân” nhưng vẫn bình thường, không ai để ý. 12 giờ sau, bé than mệt, khó thở, chân sưng bầm nên được người nhà đưa đi bệnh viện cấp cứu.

    Bệnh nhi được chuyển từ Bệnh viện Bình Thuận vào Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, rối loạn đông máu nặng, bàn chân trái sưng to, tím đen. Các bác sĩ phải đặt nội khí quản thở máy, chống sốc, kháng sinh, rạch giải áp cẳng chân cứu lấy bàn chân. Kết quả hội chẩn xác định bé bị rắn hổ mèo cắn.

    Mặc dù đã được điều trị tích cực nhưng bệnh nhi đã không qua khỏi.

    Về cách xử trí khi bị rắn cắn, trao đổi trên báo Tuổi trẻ, bác sĩ Trương Anh Mậu (Bệnh viện Nhi đồng 2), khi bị rắn cắn, nạn nhân và những người xung quanh phải dùng cây hay gậy lấy rắn ra, rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước, sát trùng bằng dung dịch Betadine hay Povidine nếu có. Cố gắng ghi nhớ hình dáng, màu sắc con rắn, nếu đập chết được thì mang xác rắn theo để nhận diện.

    Sau đó nẹp cố định phần bị rắn cắn và băng ép từ trên vết thương xuống để hạn chế hấp thu nọc độc theo đường bạch huyết, nên để chi thấp hơn tim. Băng ép được khuyến cáo khi bị nhóm rắn hổ cắn nhưng không áp dụng cho nhóm rắn lục vì làm tăng nguy cơ hoại tử tại chỗ. Khi rắn cắn tuyệt đối tránh cử động để không tăng hấp thu nọc độc.

    "Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu.

    Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Có thể mang theo con rắn đã cắn bệnh nhân đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp", bác sĩ Mậu nói.

    LINH SAN(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]B1rZFyeFM2[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nam-vong-bi-ran-can-chau-be-28-thang-tuoi-tu-vong-a96485.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.