+Aa-
    Zalo

    Nam thanh niên tử vong do sạc điện thoại: Để bạn không là người tiếp theo

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)-Sạc điện thoại nếu không cẩn thận sẽ gây chập và cháy nổ gây ảnh hưởng đến tính mạng cũng như tài sản xung quanh bạn. Dưới đây là một vài gợi ý sạc pin an toàn.

    (ĐSPL)- Sạc điện thoại tưởng chừng như vô hại với chúng ta nhưng thật sai lầm khi nghĩ như vậy. Bởi nếu bạn không cẩn thận trong quá trình sạc sẽ gây chập và cháy nổ như thường,gây ảnh hưởng đến tính mạng cũng như tài sản xung quanh bạn. Dưới đây là một vài gợi ý để bạn sạc pin điện thoại hiệu quả và an toàn.

    Nam thanh niên tử vong do sạc điện thoại

    Có nhiều tai nạn vô lý mà chúng ta không thể lường trước được trong cuộc sống. Điển hình như vụ nam thanh niên đã tử vong do bị phóng điện trong lúc đang sạc điện thoại ở Đà Nẵng vào ngày 20/5 vừa qua.

    Nguyên nhân vụ tai nạn thương tâm này xảy ra là do nhân viên kéo cáp quăng dây qua đường điện cao thế 110kv phía trên số nhà 158 Đoàn Phú Tứ (phường Hòa Khánh

    Nam
    , quận Liên Chiểu, Đà Nẵng). Sự cố đã xảy ra khi dây cáp vắt ngang đường điện cao thế khiến cho nhiều người dân Đã Nẵng hoảng loạn chạy hết ra ngoài.
    Người dân vây xung quanh hiện trường vụ tai nạn

    Sinh viên Nguyễn Đình Thiệu, thuê trọ cạnh nơi chập điện kể.“Tiếng nổ lớn như tiếng bom, rung chuyển nhiều đồ đạc trong phòng. Tôi đang ngồi dưới nền gạch cầm chuột máy tính để lướt web thấy điện phóng xuyên qua mái tôn, bắn tia lửa xuống xung quanh người. Liền sau đó, máy tính và hai chiếc quạt trong phòng bị nổ, hư hỏng hoàn toàn".

    Anh Thiệu vội mở cửa chạy thoát ra. Hàng trăm người dân trong tình cảnh tương tự đang hoảng loạn tụ tập ngoài đường. "Anh Đỗ Minh Tấn ở cùng dãy trọ với tôi bị thiêu rụi hết máy tính, giấy tờ, quần áo", anh Thiệu nói và cho biết sau tiếng nổ, khói cùng mùi khét lẹt bốc ra từ hàng trăm nóc nhà vì đồ điện bị hỏng.

    Vụ phóng điện khiến anh Bùi Phúc H. (26 tuổi, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) tử vong tại chỗ. Theo lời nhân chứng, anh H. ra quán nhậu số 103 Đoàn Phú Tứ (cách nơi phát ra tiếng nổ khoảng 200m) nhờ xạc pin điện thoại. Trong lúc sạc pin, H. vẫn cầm điện thoại và bị giật văng từ ghế sắt xuống đất và tử vong, chủ quán nhậu cho biết.

    Sự việc đáng tiếc xảy ra khiến ai xung quanh hiện trường đều bàng hoàng và thương tiếc cho anh H. Chỉ vì không may mà mất đi tính mạng của mình vì chiếc điện thoại.

    Đây không phải trường hợp đầu tiên tử vong cầm điện thoại khi điện thoại đang ở chế độ sạc pin.

    Trước đó, ngày 19/5, bé Nguyễn Phi H (5 tuổi, ngụ ấp Mỹ Phú, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) bị bị điện giật tử vong do nghịch điện thoại của mẹ trong lúc sạc pin.

    Theo xác minh ban đầu, thời điểm đó, H nghịch điện thoại của mẹ đang sạc pin. Lát sau em trai của H phát hiện H nằm bất tỉnh liền chạy qua nhà nội để báo. Tuy nhiên khi người nhà đến hiện trường thì H đã tử vong.

    Theo mô tả của người nhà, lúc đó một tay H cầm chuôi sạc điện thoại, một tay bị dính vào ổ cắm điện không có lớp bảo vệ. Có thể Hùng bị điện giật khi đang cố gắng tháo chuôi sạc điện thoại khỏi ổ cắm.

    Làm cách nào để bạn không phải là nạn nhân tiếp theo?

    Đứng trước sự cố trên người dùng điện thoại cũng nên tự bảo vệ mình và không được chủ quan khi sạc điện thoại. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn sạc pin an toàn và hiệu quả.

    Theo hướng dẫn an toàn của hãng điện thoại, cần tuân thủ một số nguyên tắc khi sử dụng điện thoại để đảm bảo an toàn: Không nên để vật kim loại tiếp xúc với các cực âm, dương của pin. Tránh để pin trong túi lẫn lộn với chìa khoá xe, kẹp giấy, bút có vỏ kim loại... vì pin dễ chập mạch, gây cháy nổ.

    Để máy ở tình trạng khô ráo, không thấm nước khi khởi động máy để tránh tình trạng chập mạch điện. Không nên bỏ điện thoại trong túi quần, túi áo. Tắt điện thoại ngay khi ở trong khu vực dễ xảy ra cháy nổ như trạm tiếp nhiên liệu, trạm nạp khí hoá lỏng, nhà máy hoá chất...

    PGS.TS Nguyễn Trường Luyện cho biết, việc vừa sạc pin vừa nghe điện thoại không chỉ tiềm ẩn nguy hiểm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi nghe điện thoại trong trạng thái sạc sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu hơn so với nghe điện thoại ở trạng thái thông thường. Ngoài ra, do tác dụng của sóng cao tần (cỡ 1.8 GHz) phát ra từ điện thoại di động khi thời gian sử dụng kéo dài (vì việc sạc pin thường lâu) đã ảnh hưởng tới não người sử dụng.

    Việc vừa sạc pin vừa nghe điện thoại không chỉ tiềm ẩn nguy hiểm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã nghiên cứu khá nhiều về ảnh hưởng của sóng cao tần phát ra khi điện thoại di động làm việc (nói hoặc nghe) lên cơ thể sống và đã thấy rõ hiện tượng này. Bởi vậy, khi sử dụng điện thoại di động (kể cả iPhone), bạn không nên sử dụng kéo dài, không nên để điện thoại gần những bộ phận nhạy cảm như não, tim… Đặc biệt trong thời gian đầu (khoảng 10 giây từ khi bật điện thoại) vì trong khoảng thời gian này công suất điện thoại di động lớn hơn nhiều ngưỡng an toàn cho phép.

    Theo TS Đặng Hoài Bắc, các hãng sản xuất điện thoại cũng đã tính toán đến trường hợp người sử dụng vừa sử dụng vừa sạc điện thoại đã lường trước những mối nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên, các hãng vẫn đặc biệt lưu ý khách hàng cách sử dụng như: Không tiếp xúc với điện thoại đang sạc khi tay ướt, không sử dụng ở môi trường có nguy cơ cháy nổ cao, đảm bảo đấu nối vào nguồn điện đúng quy cách…Trong quá trình sạc nếu pin kém chất lượng có thể gây nổ.

    Ngoài ra, các bức xạ của việc sử dụng điện thoại di động sẽ tăng khi pin yếu, hoạt động trong vùng phủ sóng kém. Trong quá trình sạc pin nếu sử dụng điện thoại, các linh kiện bị nóng cũng có thể tăng các bức xạ không tốt cho sức khỏe.

    Trên thực tế, các hãng sản xuất cũng tuân thủ các quy định về mức độ phơi nhiễm của người với năng lượng sóng vô tuyến như của FCC (Mỹ), IC (Canada) và Liên minh châu Âu nhưng nghe điện thoại nhiều quá trong thời gian dài cũng khiến chúng ta bị mệt mỏi, khó chịu. Chẳng hạn, các khuyến cáo của các hãng đã chỉ ra chúng ta nên tiếp xúc điện thoại với cơ thể ở khoảng cách an toàn 1,5cm (Apple).

    Hãy tắt máy khi bạn sạc pin, như vậy máy sẽ sạc nhanh hơn và tránh tình trạng “vừa sạc vừa xả”

    Trong trường hợp máy sắp hết pin và bạn chưa thể sạc được thì hãy tắt máy trong khoảng 10-15 phút, sau đó khởi động lại và tắt tất cả ứng dụng không cần thiết cũng như giảm độ sáng màn hình. Bạn có thể duy trì pin dài hơn cho đến lúc có thể sạc được.

    Đừng nên chủ quan khi sạc điện thoại

    Một điều cần chú ý nữa là cách bảo vệ pin, tránh tối đa các va đập hay rơi… Khi tháo pin, nhất thiết phải tắt nguồn. Không để các vật kim loại chạm vào máy, dễ dẫn đến chập các mạch gây hỏng pin.

    Hãy sử dụng sạc pin chính hãng, như vậy tuổi thọ pin sẽ cao hơn và sạc pin cũng nhanh hơn. Ngoài ra pin chính hãng sẽ tránh tình trạng gây ra cháy nổ hoặc chập điện trong quá trình sạc

    Khi không sử dụng thường xuyên, cần tháo pin ra khỏi máy cất giữ nơi khô mát, tránh các khu vực có nhiệt độ cao (để điện thoại trong cốp xe, gần khe tản nhiệt laptop ...) và thực hiện xả - sạc pin định kỳ 3 tháng 1 lần

    Hướng dẫn xả - sạc pin: sử dụng pin cho đến khi gần hết (máy báo yếu vẫn tiếp tục dùng đến mức có thể/ còn khoảng 3 - 5\%) thì sạc pin như bình thường đến khi điện thoại báo đầy pin thì rút sạc ra, chờ 5 đến 10 phút, sau đó cắm lại và tiếp tục sạc. Cứ làm như vậy trong 3 lần hoặc hơn. Cách làm này hãy áp dụng cho pin đang sử dụng / pin cất giữ lâu ngày.

    Đức An (Tổng hợp)

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nam-thanh-nien-tu-vong-do-sac-dien-thoai-de-ban-khong-la-nguoi-tiep-theo-a95788.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.