+Aa-
    Zalo

    Nam thanh niên suýt mất mạng chỉ vì thái một củ hành nhỏ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nam thanh niên 25 tuổi đã rơi vào tình trạng phù nề nghiêm trọng, khó thở, tức ngực khi đang chuẩn bị bữa tối cho gia đình.

    Nam thanh niên 25 tuổi đã rơi vào tình trạng phù nề nghiêm trọng, khó thở, tức ngực sau khi đang chuẩn bị bữa tối cho gia đình.

    Theo thông tin từ Tri thức trực tuyến, bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 25 tuổi bị sốc phản vệ nặng sau khi thái hành để chuẩn bị bữa tối cho gia đình. Người nhà bệnh nhân chia sẻ rằng chỉ sau 10 phút thái hành, anh này đã gặp trạng thái bất ổn, lập tức được người nhà đưa đến bệnh viện sau khi thấy tình trạng nghiêm trọng.

    Bệnh nhân có biểu hiện phù nề toàn bộ mặt, hai mắt không thể mở, tức ngực, khó thở. Sau khi tiêm Adrenaline đường bắp (thuốc chống sốc phản vệ), triệu chứng khó thở của bệnh nhân đã thuyên giảm, nhưng mặt và hai mắt vẫn sưng nề. Khoảng 20 phút sau cấp cứu, bệnh nhân đã được chuyển sang khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện.

    Bệnh nhân có biểu hiện phù nề toàn bộ mặt, hai mắt không thể mở, tức ngực, khó thở. Ảnh BVCC.

    VietNamNet dẫn lời bác sĩ Sùng Đức Long, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115, bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, việc bệnh nhân dị ứng và sốc phản vệ do thái hành là khá hiếm gặp. Tuy nhiên, tùy thể trạng, chúng ta có thể bị sốc phản vệ bất cứ lúc nào với nhiều tác nhân khác nhau, đi kèm những hậu quả vô cùng nguy hiểm.

    Bác sĩ Long cũng khuyến cáo người dân khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như: ong đốt, kiến đốt, tiêm, uống thuốc, ăn các loại thực phẩm... thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

    Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ của Bộ Y tế nêu rõ: Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.

    Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.

    Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ.

    Khi xảy ra sốc phản vệ, ngay lập tức cần:

    - Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có);
    - Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn;
    - Gọi ngay cho cấp cứu 115 hoặc đến cơ sở y tế gần nhất.

    Linh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nam-thanh-nien-suyt-mat-mang-chi-vi-thai-mot-cu-hanh-nho-a363296.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan