+Aa-
    Zalo

    Nam thanh niên mới cưới vợ bị cha ruột sát hại ngoài cánh đồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Mới đây, Công an tỉnh Thanh Hóa tạm giữ ông Trịnh Xuân Lĩnh (52 tuổi, ở thôn Yên Thôn, xã Hà Hải, huyện Hà Trung) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người.

    (ĐSPL) - Mới đây, Công an tỉnh Thanh Hóa tạm giữ ông Trịnh Xuân Lĩnh (52 tuổi, ở thôn Yên Thôn, xã Hà Hải, huyện Hà Trung) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người.

    Cha sát hại con vì bị ám ảnh

    Thông tin từ Công an huyện Hà Trung cho biết, trên địa bàn xã Hà Hải, huyện Hà Trung vừa xảy ra một vụ án mạng nghiêm trọng khiến 1 người thiệt mạng và được xác định là do bị sát hại.

    Nạn nhân là anh Trịnh Xuân L., sinh năm 1987, trú tại thôn Yên Thôn, xã Hà Hải. Sau khi nhận được tin báo của nhân dân, chính quyền xã Hà Hải và Công an huyện Hà Trung đã cử lực lượng tới bảo vệ hiện trường, đồng thời phối hợp với cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá tiến hành khám nghiệm tử thi, khẩn trương điều tra vụ việc nghiêm trọng này.

    Hiện trường vụ việc.

    Cơ quan công an xác định anh L. bị sát hại bằng vật cứng dẫn đến tử vong. Sau khi thu thập chứng cứ, cơ quan công an cũng đã xác định danh tính và ra lệnh bắt giữ nghi phạm là ông Trịnh Xuân Lĩnh, sinh năm 1963, là bố đẻ của nạn nhân L..

    Theo thông tin ban đầu, vào chiều tối 10/8, anh L. lấy xe máy đi chơi, khi về nhà thì có tranh cãi gay gắt với bố đẻ của mình là ông Lĩnh. Sau đó, ông Lĩnh bỏ đi ra chòi ở cánh đồng thôn kéo vó cá. Thấy bố đi lâu, anh L. ra gọi về thì hai bên đã xảy ra xô xát. Một lúc sau, chỉ thấy một mình ông Lĩnh về nhà mà không thấy anh L., người nhà đã đi tìm và phát hiện thi thể anh L. nổi trên kênh. Ông Lĩnh được xác định là nghi can đã sát hại anh L..

    Tại hiện trường, cảnh sát thu giữ được một chiếc đòn gánh dính nhiều vết máu. Ngày 11/8, lực lượng chức năng vẫn đang phong tỏa hiện trường để phục vụ công tác điều tra. Được biết anh L. mới cưới vợ cách đây gần 4 tháng. Còn ông Lĩnh là người bị tâm thần nhiều năm nay và đang được hưởng bảo trợ xã hội. Ông Lĩnh là người hay uống rượu say xỉn, bố con cũng thường xuyên xảy ra xô xát. Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Thế nhưng bài học sống chung với người bị tâm thần lại được đặt ra và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh.

    Chăm sóc và quản lý người tâm thần hiện nay như thế nào vẫn là câu hỏi khó đặt ra với cả cộng đồng. “Hầu hết những người có vấn đề về thần kinh đều được gia đình cho uống thuốc và quản lý nhưng không thể quản lý 24/24h. Hiện nay, các dịch vụ hỗ trợ trị liệu tâm lý cho trẻ bị rối nhiễu tâm trí, các mô hình phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người bệnh tâm thần hòa nhập cộng đồng và các mô hình hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ trầm cảm... đã được triển khai tại một số tỉnh thành và địa phương. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì các hoạt động này chưa đáp ứng được nhiều so với nhu cầu của các gia đình và người bệnh. Thực tế, tại nhiều bệnh viện, việc chăm sóc người bệnh tâm thần chủ yếu do y, bác sĩ và điều dưỡng đảm nhiệm mà chưa có sự hỗ trợ của các nhân viên công tác xã hội. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp người bệnh tâm thần hòa nhập cộng đồng chưa được chú trọng.

    “Hiện vẫn chưa có sự gắn kết với các dịch vụ như: Tư vấn tâm lý, trợ giúp xã hội cho gia đình có người tâm thần, nhằm giúp họ vượt qua khủng hoảng về tinh thần và vật chất, yên tâm điều trị bệnh. Chúng tôi đang xây dựng mô hình cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí, người tâm thần dựa vào cộng đồng nhằm đánh giá, sàng lọc và trị liệu tâm lý, cung cấp các dịch vụ phòng ngừa cho nhóm đối tượng nguy cơ cao bị rối nhiễu tâm trí, trợ giúp xã hội cho người bệnh tâm thần có hoàn cảnh khó khăn hòa nhập cộng đồng” - bà Hoa cho biết.

    Chết người, không ai bồi thường?

    Theo quy định pháp luật, nếu người tâm thần không có người giám hộ thì cơ quan chức năng sẽ giao cho chính quyền địa phương hoặc các đoàn thể xã hội quản lý giám sát, nhưng việc giám sát quản lý rất lỏng lẻo. Vậy khi người tâm thần gây án, các tổ chức đoàn thể hay người giám hộ này có phải chịu trách nhiệm hay bồi thường dân sự hay không?

    Về điều này, Đại tá, TS. Đỗ Cảnh Thìn phát biểu: Theo Bộ luật Dân sự, trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự (người bị bệnh tâm thần...) mà không có người thân thích (cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên, ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác, chú, cậu, cô, dì) thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người đó có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.

    Cũng theo quy định của luật Dân sự thì người giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc, điều trị bệnh cho người được giám hộ; đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; quản lý tài sản của người được giám hộ (Điều 67 BLDS). Người giám hộ có quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ; được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ; đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ (Điều 68 BLDS). 

    Thái Thanh

    [mecloud]OrzcJ8JJFn[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nam-thanh-nien-moi-cuoi-vo-bi-cha-ruot-sat-hai-ngoai-canh-dong-a107569.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.