+Aa-
    Zalo

    Nam sinh tự tử và lá thư "triệu like" của một hiệu trưởng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thông tin một học sinh lớp 10 nhảy lầu tự tử và lá thư tuyệt mệnh mà học sinh này để lại nói nguyên nhân do áp lực học tập khiến không ít phụ huynh phải giật mình, n

    Thông tin một học sinh lớp 10 nhảy lầu tự tử và lá thư tuyệt mệnh mà học sinh này để lại nói nguyên nhân do áp lực học tập khiến không ít phụ huynh phải giật mình, nhìn lại...

    Mới đây, thông tin vụ việc nam sinh lớp 10 của trường THCS&THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM để lại thư tuyệt mệnh với nội dung do áp lực học tập, điểm số và áp lực gia đình muốn con học giỏi hơn nữa, rồi tự tử khiến dư luận, đặc biệt là những bậc làm cha, làm mẹ không khỏi giật mình.

    Gia đình - Lá thư “triệu like” của hiệu trưởng, nam sinh tự tử và sự vô tâm của người lớn

    Thông tin nam sinh nhảy lầu tự tử do áp lực học tập khiến dư luận bàng hoàng, xót xa.

    Là một người mẹ có hai con nhỏ, con trai lớn đang học lớp 7 nên chị Trần Thị Thanh Nhàn (SN 1980, Hà Tĩnh) cảm thấy vô cùng xót xa khi đọc thông tin về nam sinh tự tử do áp lực học tập.

    Chị Nhàn bày tỏ: “Với tôi, có con là một hạnh phúc, nuôi dạy con chính là hành trình nhìn lại mình. Cái gì bản thân mình không muốn từ thời bé tuyệt nhiên sẽ không bao giờ dành cho con. Tôi đã khóc cho trường hợp của nam sinh kia, đó là một thất bại của cả gia đình, nhà trường và cũng là bài học cho bậc làm cha làm mẹ như tôi.

    Cho đến giờ phút này, tôi vẫn còn ám ảnh bởi chi tiết mô tả trong bài báo, hình ảnh cháu bé vừa khóc vừa cười rồi lao mình tự vẫn. Với tôi, các con là để yêu thương, không có mái trường nào, giáo viên nào gắn bó với con lâu dài ngoài gia đình và cha mẹ. Vậy nên, tôi luôn tâm niệm sẽ để các con thấy rằng nhà là chốn bình yên và tôi chính là giáo viên của con mãi mãi.

    Cũng có khi, tôi thật sự lúng túng vì những diễn biến tâm lý tuổi dậy thì của con. Con bắt đầu biết nói dối dù trước đây vẫn rất ngoan. Vậy, vì sao con cần nói dối? Có hay chăng một áp lực vô hình nào đó mà chúng ta đã đè nặng tâm lý con?

    Và giải pháp của tôi vẫn là nói chuyện cùng con, chưa bao giờ dùng hình phạt nào đối với con. Nhưng, tôi luôn để con theo đến cùng những gì con đã chọn, dù tôi biết con thất bại. Vì tôi hiểu rằng con còn cơ hội để sai, con cần sai để làm đúng hơn.

    Giá như, không bố mẹ nào tạo áp lực, tạo thành tích cho con. Giá như, nhà trường quan tâm hơn đến học sinh (các con nội trú tại trường) để có sự phối hợp chặt chẽ với bố mẹ hơn thì tôi tin không có điều đau lòng như thế này xảy ra”.

    Gia đình - Lá thư “triệu like” của hiệu trưởng, nam sinh tự tử và sự vô tâm của người lớn (Hình 2).

    Chị Nhàn nói rằng, chị chưa bao giờ tạo áp lực hay dùng hình phạt nào cho các con.

    Không chỉ với bà mẹ Thanh Nhàn, bà mẹ trẻ Hồng Nhung (Hà Nội) cũng có con đang trong độ tuổi cắp sách đến trường, chị không giấu nổi sự nghẹn ngào.

    “Tôi đã đọc thông tin về nam sinh xấu số trên, thật không dám tưởng tượng đến hình hài của cậu bé, cũng không dám nghĩ đến bố mẹ của cậu sẽ đau lòng đến nhường nào. Cái tôi mong muốn bây giờ là xin cha mẹ hãy một lần đặt mình vào vị trí của con để cảm nhận. Đừng lấy thành tích học tập của con để đo độ thành công trong việc dạy con. Đừng tạo áp lực đè nặng lên vai các con và cũng đừng ép con phải học thật giỏi, thi đỗ trường chuyên, đạt được nhiều giải thưởng chỉ vì bố mẹ muốn “nở mày nở mặt”...”, chị Hồng Nhung chia sẻ.

    Từ câu chuyện của nam sinh này, bà mẹ Hồng Nhung cũng đã chia sẻ lá thư mà chị cho là đáng “triệu like” mà chị tâm đắc những ngày qua, đồng thời coi đây là “kim chỉ nam” trong việc chị áp dụng dạy con. Đó là bức thư từ thầy hiệu trưởng của một trường ở Singapore gửi cho phụ huynh trước kỳ thi.

    "Các phụ huynh thân mến!

    Kỳ thi của các con sắp bắt đầu. Tôi biết các quý vị đều lo lắng muốn con mình làm bài tốt. Nhưng hãy nhớ rằng trong số các em làm bài thi sẽ có một em là nghệ sĩ và không cần phải hiểu môn Toán. Sẽ có một doanh nhân không quan tâm đến lịch sử hay Văn học Anh. Sẽ có một nhạc sĩ mà điểm môn Hóa sẽ chẳng thành vấn đề. Sẽ có một vận động viên mà thể lực quan trọng hơn môn Vật lý...

    Nếu con của quý vị đạt điểm số cao, điều đó thật tuyệt vời. Nhưng nếu chúng không đạt được thì làm ơn đừng lấy đi của con sự tự tin và phẩm giá của chúng. Hãy nói với con rằng "Không sao đâu, đó chỉ là một bài thi. Con được nuôi dạy cho những điều to lớn hơn thế nhiều".

    Hãy nói với con rằng "dù điểm số như nào cha mẹ cũng vẫn yêu con và sẽ không đánh giá con".

    Hãy thực hiện điều này, quý vị sẽ thấy con mình chinh phục cả thế giới. Một bài thi hay một điểm kém không thể cướp đi giấc mơ và tài năng của các con. Và thêm một điều nữa, hãy đừng nghĩ rằng các bác sĩ hay kỹ sư là những người duy nhất hạnh phúc trên đời này. 

    Với tấm lòng chân tình!

    Hiệu trưởng”.

    Thanh Lam/Nguoiduatin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nam-sinh-tu-tu-va-la-thu-trieu-like-cua-mot-hieu-truong-a225981.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan