(ĐSPL) - Ung thư vú ngày càng trở thành căn bệnh nguy hiểm đối với chị em phụ nữ. Những người mắc bệnh ung thư vú thường rơi vào 5 trường hợp dưới đây. Đặc biệt là nhóm phụ nữ thứ tư có nguy cơ mắc bệnh cao và nhiều nhất.
Nhóm 1: Có kinh trước 13 tuổi và mãn kinh muộn
Những người có kinh sớm (trước 12 tuổi có kinh), mãn kinh muộn (sau 50 tuổi mãn kinh), kinh nguyệt kéo dài (hơn 35 năm) rất có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Theo các số liệu thống kê cho thấy, nếu thời gian có kinh sớm từ 4-5 năm thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú tăng lên gấp bổi. Những người có kinh từ độ tuổi 13-15 trở lên có tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú thấp hơn 20\% so với người có kinh dưới 12 tuổi. Những người mãn kinh dưới 55 tuổi, khả năng mắc ung thư vú thấp, khoảng 55 tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh gấp đôi so với những người mãn kinh trước 45 tuổi.
Những người có kinh sớm, mãn kinh muộn rất có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. |
Nhóm thứ 2: Thường xuyên phá thai
Người thường xuyên phá thai rất dễ mắc bệnh ung thư vú. Nghiên cứu mới cho rằng, bị sảy thai tự nhiên không làm tăng nguy cơ mắc bệnh, trước 18 tuổi phá thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 110\% so với người chưa từng phá thai.
Nguyên nhân là do mỗi lần phá thai, quá trình mang thai bị đứt đoạn, hóc môn trong cơ thể đột nhiên hạ thất, khiến cho tuyến sữa vừa mới phát triển phải dừng lại khiến các tế bào tuyến nhỏ lại và biến mất, tuyến sữa trở về trạng thái ban đầu. Thế nhưng nói là về trang thái ban đầu chỉ là tương đối, rất dễ dẫn đến sưng và đau nhức, dễ mắc các bệnh về tuyến sữa. Nếu phá thai nhiều lần có thể hình thành ung thư vú.
Nhóm thứ 3: Béo phì hoặc ăn quá nhiều đồ dầu mỡ
Kết quả mới nhất của các nhà khoa học người Thụy Điển và Mỹ cho thấy, những phụ nữ mắc chứng biếng ăn có tỉ lệ mắc bệnh tương đối thấp. Điều này cho thấy việc nạp calo ảnh hưởng tương đối quan trọng tới sự hình thành và phát triển của ung thư vú.
Đồng thời các bác sĩ cũng khuyến cáo, chứng biếng ăn là một căn bệnh về tâm lí, có thể ảnh hưởng đến tính mang. Vì vậy chị em phụ nữ có thể hiểu nhầm kết quả nghiên cứu này thành: áp dụng biện pháp nhịn ăn có thể tránh được ung thư vú. Mục đích của nghiên cứu chỉ là giải thích khả năng hình thành ung thư vú mà thôi.
Nhóm thứ 4: Bị áp lực, thường xuyên tức giận, cảm xúc thất thường
Rất nhiều phụ nữ có thói quen sinh hoạt không khoa học như ăn uống, áp lực cuộc sống lớn, dinh dưỡng bữa ăn không đúng. Các thói quen xấu sẽ dẫn đến tinh thần suy sụp, kéo dài có thể dẫn đến tình trạng lão hóa, chức năng của cơ thể xuống thấp, máu khó lưu thông, thiếu hóc môn, kinh nguyệt không đều … làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Nhóm thứ 5: Thường xuyên tiếp xúc với các nguồn phóng xạ (điện thoại, máy tính, các nguồn phóng xạ khác).
NGUYỄN THANH SƠN (Theo life)
Xem thêm video:
[mecloud]UTel6b0n8b[/mecloud]