+Aa-
    Zalo

    Nam học sinh 13 tuổi thiệt mạng phơi bày nạn bắt nạt học đường Trung Quốc

    (ĐS&PL) - Chỉ sau khi Ke Liangwei thiệt mạng, gia đình cậu mới biết con trai mình đã nhiều lần bị bắt nạt ở trường, kể cả một ngày trước khi cậu mất tích.

    Ba ngày sau khi mất tích, thi thể của nam sinh Ke Liangwei, 13 tuổi (thành phố Maoming, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc) đã được tìm thấy ở một nơi hoang vu vào ngày 26/10. Nam thiếu niên đã chết đuối.

    cai chet phoi bay nan bat nat hoc duong trung quoc spl
    Học sinh xếp hàng chuẩn bị tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học tại Bắc Kinh, Trung Quốc hồi tháng 6. Ảnh: AP.

    Cho tới tuần trước, câu chuyện về Ke Liangwei đã có một bước ngoặt mới, hé lộ sự thật về cái chết của cậu bé và làm nổi bật vấn nạn bắt nạt học đường tại Trung Quốc. 

    Một video được chia sẻ đã ghi lại hình ảnh một bạn học tát vào mặt Ke Liangwei, khiến cậu ngã xuống đất ở nhà vệ sinh, trong khi một số học sinh khác đứng nhìn và cổ vũ.

    Chỉ sau khi Ke Liangwei thiệt mạng, gia đình cậu mới biết con trai mình đã nhiều lần bị bắt nạt ở trường, kể cả một ngày trước khi cậu mất tích.

    Cảnh sát và văn phòng giáo dục đã xác nhận câu chuyện của Ke với tờ Post, nhưng không khẳng định mối liên hệ nào giữa vụ bắt nạt và cái chết của em.

    "Tôi không thể tưởng tượng Ke Liangwei đã phải trải qua sự hành hạ như thế nào trong khoảng thời gian dài bị bắt nạt đó. Tôi thấy cần phải công khai để những điều như vậy không tái diễn với học sinh khác", người thân của Ke đăng trên mạng xã hội.

    Khi cuộc đời của Ke kết thúc trong bi kịch, vụ việc đã gây chấn động ở Trung Quốc vì tình trạng bắt nạt phổ biến ở nước này và việc các nạn nhân phải im lặng, chịu đựng.

    Một nghiên cứu từ Đại học Sư phạm Trung Quốc ở Vũ Hán cho thấy khoảng một phần ba trong số 10.000 học sinh từ sáu tỉnh khác nhau đã từng bị bắt nạt. Trong nhóm đó, 45% chọn “giữ bí mật”.

    Chỉ khoảng 25% trong số những người được khảo sát, ở độ tuổi từ 6 đến 18, nói rằng họ sẽ nói với giáo viên hoặc phụ huynh.

    Tổ chức Unicef ​​cho biết, trên toàn cầu, cứ ba học sinh từ 13 đến 15 tuổi thì có một học sinh bị bắt nạt.

    Giống như nhiều quốc gia, luật pháp Trung Quốc không ngắn cấm việc bắt nạt một cách rõ ràng, nhưng các hành vi dẫn đến thương tích nặng hoặc tử vong sẽ bị buộc tội.

    Tuy nhiên, bắt nạt thường liên quan đến học sinh, dưới mức tuổi tối thiểu 14 để chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, trẻ em trên 12 tuổi có thể bị truy tố.

    Theo nghĩa pháp lý, "bắt nạt" đề cập đến ngược đãi thể chất, quấy rối bằng lời nói, bắt nạt trên mạng và bắt nạt xã hội, như cô lập ai đó có chủ đích.

    Giáo sư Wang Zhenhui từ Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc ở Bắc Kinh cho biết nước này thiếu biện pháp cụ thể để cải tạo những kẻ bắt nạt và giúp đỡ nạn nhân. Đó là một trong những yếu tố khiến bắt nạt trở thành vấn đề dai dẳng trong các trường học Trung Quốc.

    “Nếu hung thủ không được giáo dục kịp thời và có hiệu quả thì hành vi của họ không thể sửa được. Suy nghĩ của họ về việc bắt nạt người yếu có thể được khuyến khích, và khả năng người đó chuyển sang các tội nặng hơn có thể tăng lên, dẫn đến nhiều tổn hại hơn cho người khác”, ông Wang nói.

    Mộc Miên (Theo SCMP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nam-hoc-sinh-13-tuoi-thiet-mang-phoi-bay-nan-bat-nat-hoc-duong-trung-quoc-a518935.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bắt nạt và ngôn ngữ “mù tạt”

    Bắt nạt và ngôn ngữ “mù tạt”

    Nhiều ý kiến cho rằng, sự lựa chọn bài thơ “Bắt nạt” của tác giả vào chương trình sách giáo khoa (SGK) cho học sinh lớp 6 học là không phù hợp, không thỏa đáng.