(ĐSPL) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 24/2 công bố kế hoạch cắt giảm lớn nhất trong quân đội Mỹ kể từ trước Chiến tranh thế giới thứ II.
Ông Hagel nói: “Đây sẽ là ngân sách đầu tiên phản ánh đầy đủ giai đoạn chuyển tiếp mà Bộ Quốc phòng thực hiện sau 13 năm chiến tranh, cuộc chiến tranh dài nhất trong lịch sử quốc gia chúng ta”. Theo VOA, Ngân sách quốc phòng vào lúc cao điểm của các cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan 700 tỷ USD sẽ được cắt giảm xuống 496 tỷ USD.
|
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc ngày 24/2/14 |
Trong kế hoạch tinh giảm quân đội lần này có việc loại bỏ toàn bộ các máy bay cường kích phản lực A-10 vốn nhằm đối phó với xe tăng Liên Xô thời Chiến tranh lạnh và giảm quân số của Lục quân từ 570.000 binh sĩ vào thời điểm xảy ra các cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 xuống còn 450.000 người, mức thấp nhất kể từ năm 1940.
Ngoài lục quân, các lực lượng khác kể cả Lực lượng lính thuỷ đánh bộ cũng bị cắt giảm.
Đồng thời, ông Hagel cũng cho biết Lầu Năm Góc muốn tiếp tục chuyển trọng tâm chú ý tới Châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường các lực lượng tác chiến đặc biệt và phòng thủ không gian mạng.
Kế hoạch cắt giảm quân đội Mỹ của Lầu Năm Góc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe Cộng hoà và một tướng lĩnh, với lập luận rằng nước Mỹ vẫn cần có một quân đội đủ mạnh có thể tiến hành đồng thời 2 cuộc chiến tranh. Các tổ chức cựu chiến binh cũng phản đối việc cắt giảm phúc lợi của quân nhân.
Kế hoạch cắt giảm này cần nhận được sự chấp thuận của Hạ viện Mỹ, nơi Bộ trưởng Quốc phòng Hagel chắc sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của những người cho rằng cắt giảm lớn như vậy sẽ khiến cho quân đội yếu hơn, không thể đối phó với những mối đe dọa đang gia tăng của các đối thủ như Trung Quốc, cũng như cuộc chiến tranh chống khủng bố đang diễn ra ở Trung Đông, Châu Phi và Nam Á.
Một cuộc thăm dò của tổ chức Pew Research mới đây cho thấy chỉ có 28\% những người Mỹ được hỏi ý kiến tán thành Kế hoạch tinh giảm quân đội của Lầu Năm Góc, trong khi 50\% phản đối. Thậm chí, gần 25\% những người được hỏi ý kiến còn nói rằng cần phải mở rộng qui mô của quân đội Mỹ, chứ không phải cắt giảm.
Sau đây là một số vũ khí, khí tài sẽ bị ảnh hưởng trong Kế hoạch cắt giảm này:
|
Loại bỏ toàn bộ số máy bay cường kích phản lực A-10 thời Chiến tranh lạnh
|
|
Đưa số máy bay do thám U-2 còn lại vào bảo tàng
|
|
Mỹ vẫn duy trì 11 tàu sân bay, nhưng thời gian đại tu tàu sân bay USS Washington (trong ảnh) sẽ bị kéo dài.
|
|
Một số quân đơn vị sẽ phải dùng chung máy bay lên thẳng Black Hawk
|
|
Chương trình sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đầy trục trặc và tốn kém sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực
|
Minh Đức (theo Spiegel Online)
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-se-cat-giam-quan-so-xuong-muc-thap-ky-luc-a23083.html