+Aa-
    Zalo

    Mỹ chẳng học được gì từ chiến tranh Iraq?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hãng tin RT của Nga dẫn lời cựu nghị sĩ Mỹ Ron Paul cho biết, dường như Mỹ chưa học được gì từ cuộc chiến Iraq, vẫn tiếp tục can thiệp quân sự vào khu vực Trung Đông.

    Hãng tin RT của Nga dẫn lời cựu nghị sĩ Mỹ Ron Paul cho biết, dường như Mỹ chưa học được gì từ cuộc chiến Iraq, vẫn tiếp tục can thiệp quân sự vào khu vực Trung Đông.

    Trong dịp kỷ niệm 15 năm cuộc chiến Iraq do Mỹ khởi xướng, cựu nghị sĩ bang Texas của Mỹ Ron Paul nhấn mạnh rằng Mỹ phải học hỏi từ những sai lầm của mình và ngừng can thiệp vào khu vực Trung Đông. "Chúng ta không thể phục hồi trừ khi chúng ta quyết định thay đổi chính sách đối ngoại", ông Paul nói. "Thế nhưng, đất nước chúng ta vẫn tiếp tục làm điều tương tự và nhiều hơn thế nữa".

    Mỹ triển khai quân đến Iraq vào năm 2003 với lý do chính quyền Tổng thống Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Mặc dù khiến ông Hussein bước xuống, song rõ ràng Mỹ đã sa lầy ở Iraq suốt 8 năm sau đó. Sự thất bại của Mỹ khiến các nhóm khủng bố như al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bùng phát. Hiện nay, Washington vẫn giữ một số lượng nhỏ binh sĩ ở Iraq.

    Sau chiến tranh Iraq, Mỹ vẫn tiếp tục sa lầy ở Trung Đông. Ảnh: RT

    Sự thất bại của Mỹ ở Iraq là điều "có thể dự đoán được" kể từ cuộc chiến năm 1990 tại vịnh Ba Tư, chính trị gia kỳ cựu Ron Paul cho biết thêm rằng: "Chừng nào chúng ta còn tiếp tục làm điều này, chúng ta sẽ chỉ nhận được kết quả xấu".

    “Vấn đề lớn nhất là chính sách đối ngoại thúc đẩy sự can thiệp của chúng ta", ông Paul cho rằng đó là cách mà Mỹ tham dự các cuộc xung đột, chiến tranh trên thế giới. "Chúng ta đang trao quyền quyết định cho Tổng thống về việc có tham dự chiến tranh hay không. Nhưng rõ ràng là, Tổng thống không phải một vị Vua".

    Tuyên bố của ông Paul được đưa ra cùng ngày khi Thượng viện Mỹ bỏ phiếu dự luật quyết định chấm dứt sự ủng hộ của Mỹ đối với cuộc xâm lược Yemen do Ả rập Saudi dẫn đầu.

    Ông Paul từ chối tranh luận nhiều hơn về chiến thuật can thiệp. Ông nói: "Chúng ta chỉ cần ra khỏi đó. Chúng ta không có lý do chính đáng để ở lại Iraq, lý do ấy còn không thuyết phục bằng việc chúng ta đang can thiệp ở Syria".

    Ông nói rằng người Mỹ đã "lúng túng" khi bước chân vào cuộc chiến năm 2003 ở Iraq với lý do được tuyên truyền là "Iraq liên quan đến vụ khủng bố 11/9" hoặc “sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt”. Sau 15 năm, lẽ ra Washington phải nhận ra rằng họ đã sai lầm trong bước đi đó.

    Cuộc chiến tranh không chỉ để lại những hậu quả nghiêm trọng ở Iraq nói riêng, Trung Đông nói chung mà còn gây ra sự chia rẽ đối với người Mỹ. Một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 48% người Mỹ nghĩ rằng quyết định sử dụng quân đội là sai, trong khi ít hơn 43% nói đó là quyết định đó là đúng.

    Khi cuộc chiến Iraq bắt đầu, có tới 71% người Mỹ bày tỏ sự ủng hộ. 15 năm trôi qua, chứng kiến quân đội sa lầy tại chiến trường này, quan điểm của nhiều người dân Mỹ cũng thay đổi đáng kể. Điều này có thể phản ánh mức độ nhận thức về cuộc chiến.

    Số người chết trong cuộc chiến lên đến 268.000 người, theo cơ quan giám sát Iraq, mặc dù các ước tính không chính thức nói rằng con số này là khoảng 1 triệu.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo RT)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-chang-hoc-duoc-gi-tu-chien-tranh-iraq-a223293.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Chiến tranh Iraq, 15 năm nhìn lại

    Chiến tranh Iraq, 15 năm nhìn lại

    Đã 15 năm trôi qua kể từ khi lực lượng Mỹ bắt đầu cuộc chiến Iraq, di sản của cuộc chiến tranh vẫn đang ảnh hưởng đến Trung Đông và gây chia rẽ trong cộng đồng người Mỹ.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chiến tranh Iraq, 15 năm nhìn lại

    Chiến tranh Iraq, 15 năm nhìn lại

    Đã 15 năm trôi qua kể từ khi lực lượng Mỹ bắt đầu cuộc chiến Iraq, di sản của cuộc chiến tranh vẫn đang ảnh hưởng đến Trung Đông và gây chia rẽ trong cộng đồng người Mỹ.