+Aa-
    Zalo

    Muốn tránh mua phải "iPhone dựng" cần thuộc nằm lòng những cách này

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Về thực chất, iPhone hàng dựng không phải là hàng giả nhưng chất lượng của chúng thì… vô cùng. Vì vậy, người dùng cũng cần phải trang bị những kiến thức nhất định để phân

    iPhone hàng dựng tuy không phải là hàng giả nhưng chất lượng của những chiếc điện thoại này lại khá "ọp ẹp", nhanh hỏng và có nhiều lỗi hơn so với hàng chính hãng.

    Vì nhu cầu rất lớn của người dùng mà hiện tại trên thị trường có khá nhiều chủng loại iPhone. Cụ thể, ngoài hàng chính hãng và iPhone xách tay ra thì trên thị trường có có cả  Refurbished, hàng trả bảo hành và hàng dựng. Trong đó, hàng dựng được xem là có nhiều vấn đề bất ổn nhất. Việc phân biệt các sản phẩm này bằng mắt thường đối với những người không am hiểu là tương đối khó khăn.

    Thủ thuật - Tiện ích - Những lưu ý 'vàng' khi mua iPhone, tránh đụng phải hàng dựng

    Việc phân biệt iPhone dựng với iPhone chính hãng tương đối khó khăn với những người không am hiểu. (Ảnh minh họa)

    Theo các chuyên gia, iPhone dựng là hàng được lắp ghép từ các bộ phận riêng lẻ có chất lượng kém của các thiết bị hư hỏng Apple như những máy bị hư màn hình, lỗi vỏ, lỗi pin… Các cá nhân, tổ chức không chính thống đã sử dụng nguồn linh kiện này, đem về sửa chữa và thay vỏ, và "phù phép" cho những chiếc điện thoại này có vẻ ngoài long lanh. Do vậy, giá của hàng dựng thông thường sẽ rẻ hơn rất nhiều so với hàng mới chính hãng, đi kèm với chất lượng khá kém. 

    Để tránh phải trường hợp mua phải iPhone dựng trên thị trường, người dùng cần lưu ý và kiểm tra các thông tin sau khi mua máy.

    Nếu bạn không mua hàng ở các cửa hàng được ủy quyền chính hãng của Apple mà giá rẻ hơn từ 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng hoặc hơn mà vẫn là hàng Fullbox thì phải có sự nghi ngờ, kiểm tra kỹ máy tại chỗ.

    Người dùng phải quan sát vỏ hộp, thân máy và các phụ kiện đi kèm. Với hàng chính hãng, các hình ảnh được dập in trên vỏ, thân máy đều thể hiện sự sắc sảo, rõ ràng. Nếu mực in không được rõ nét, hình ảnh không chuẩn thì khả năng cao là hàng không chuẩn. Với các phụ kiện đi kèm như sạc, cáp, quyển hướng dẫn có đồng bộ với nhau không, có tinh xảo không.Kiểm tra tem kiểm định chất lượng xem có chuẩn chỉ không.

    Với hàng “dựng”, vỏ hộp in ấn không sắc nét, số IMEI cũng không rõ ràng, nắp và hộp không khít. Giắc cắm sạc nếu quan sát kỹ sẽ thấy thiếu độ tinh vi, đôi khi màu sắc của giắc và vỏ máy không đồng bộ, hai con ốc gắn nắp sau với thân máy không sắc sảo, quan sát kỹ sẽ thấy bị trầy xước và được sơn phủ lên.

    Máy dựng thì khay sim cũng lồi lõm không phẳng liền với sườn máy. Với máy dựng, màn hình có độ sắc nét kém so với máy thật.

    Cửa hàng bán ra iPhone dựng sẽ cung cấp cho bạn 1 chế độ bảo hành… tại điểm bán chứ không phải theo chính sách bảo hành 12 tháng tại tất cả các trung tâm bảo hành ủy quyền của Apple. Vì vậy, luôn lựa chọn cửa hàng/người bán có uy tí đã được đảm bảo, và yêu cầu một thời hạn dùng thử máy để được đổi trả nếu có lỗi phát sinh. 

    Một lưu ý khác là iPhone dựng sẽ không có hóa đơn VAT. Nếu có thì thông tin trên hóa đơn sẽ không trùng khớp với sản phẩm giao dịch.

    Điều tốt nhất mà các chuyên gia khuyến cáo là bạn nên mua hàng ở những nơi uy tín, chính hãng. Có thể số tiền mà bạn phải bỏ ra nhiều hơn so với những cửa hàng trôi nổi nhưng bù lại bạn sẽ cực kỳ yên tâm về chương trình hậu mãi cũng như chất lượng của sản phẩm.

    Nhân Văn (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/muon-tranh-mua-phai-iphone-dung-can-thuoc-nam-long-nhung-cach-nay-a213420.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.