"Mục tiêu của bạn là gì?" cũng dễ dàng gây ra sự bối rối và khó hiểu. Để thay đổi câu hỏi này, chúng ta cần lùi lại một bước và nhìn về phía bức tranh lớn hơn.
Phần lớn mọi người đều không biết được họ muốn gì. Tôi không biết tôi muốn gì. Tuy nhiên, nếu bạn hỏi tôi muốn làm gì trong năm tháng tới để học ngoại ngữ thì tôi biết. "Bạn muốn gì?" là câu hỏi quá chung chung để đưa ra một câu trả lời chính xác và có ý nghĩa. Hãy quên nó đi.
"Mục tiêu của bạn là gì?" cũng dễ dàng gây ra sự bối rối và khó hiểu. Để thay đổi câu hỏi này, chúng ta cần lùi lại một bước và nhìn về phía bức tranh lớn hơn.
Giả sử chúng ta có 10 mục tiêu và đã hoàn thành chúng- vậy kết quả đáng mong đợi khiến tất cả nỗ lực của bạn có giá trị là gì? Câu trả lời phổ biến nhất và cũng là câu trả lời của phần lớn mọi người thường là: Hạnh phúc.
Tuy nhiên, Hạnh phúc không phải là câu trả lời hay nhất. Hạnh phúc được định nghĩa khá khác giữa người này với người kia. Nó có thể chỉ đơn giản là mua một chai rượu ngon thưởng thức cùng bữa tối. Vì vậy từ Hạnh phúc đã trở nên quá mơ hồ vì người ta thường lạm dụng ngôn từ đó. Vậy từ nào dễ hình dung và chuẩn xác hơn với từ Hạnh phúc?
Hãy cùng tiếp tục nào! Trái ngược với hạnh phúc là gì? Nỗi buồn ư? Không. Nếu yêu và ghét là hai mặt của một đồng xu thì hạnh phúc và nỗi buồn cũng vậy. Khóc vì hạnh phúc là một ví dụ hoàn hảo cho quan niệm này. Trái ngược với tình yêu là sự thờ ơ, và ngược lại với hạnh phúc chính là sự nhàm chán.
Sự hứng khởi là từ đồng nghĩa thực tế hơn của hạnh phúc, và đó chính là cái bạn nên cố gắng theo đuổi. Nó là loại thuốc chữa bách bệnh. Khi mọi người khuyên bạn theo đuổi "niềm đam mê" hay "hạnh phúc" của bạn thì bạn nên tin rằng, trên thực tế, họ đang ám chỉ tới một điều duy nhất: Hứng thú.
Như vậy hãy quay lại câu hỏi của mình. Câu hỏi bạn nên đặt không phải là "Tôi muốn gì?" hay "Mục tiêu của tôi là gì?" mà là "Điều gì làm tôi hứng thú?".
Câu hỏi tiếp theo là sau khi tìm ra được điều mình hứng thú, bạn sẽ làm gì để theo đuổi nó. Hãy nhớ lại quá trình trưởng thành của một đứa trẻ gồm 3 giai đoạn: Sự phiêu lưu- sự thiếu hụt- sự hỗn loạn. Trẻ con thường có trí tò mò, thích phiêu lưu từ đó khả năng sáng tạo tốt hơn nhưng điều này mất dần khi chúng trưởng thành. Nguyên nhân gây ra điều này có tên gọi là Thực tế.
Thời điểm sau khi tốt nghiệp đại học và trước khi bắt đầu công việc mới, một điệp khúc xuất hiện trong bạn: Hãy thực tế đi, đừng cố ra vẻ nữa. Cuộc sống không hề giống như trong phim ảnh.
Nếu bạn 5 tuổi và nói mình muốn trở thành phi hành gia, bố mẹ bạn sẽ nói bạn có thể trở thành bất kỳ ai bạn muốn. Điều này vô hại, cũng giống như bảo một đứa trẻ rằng ông già Noel là có thật. Tuy nhiên, nếu lúc 25 tuổi bạn nói muốn mở một rạp xiếc, thì câu trả lời sẽ khác: Hãy thực tế con ạ, con nên trở thành luật sư, kế toán hay bác sĩ, lập gia đình sinh con rồi nuôi chúng nên người.
Nếu bạn có thể bỏ qua mọi sự nghi ngờ và những lời ngăn cản để bắt đầu công việc kinh doanh riêng của bạn thì quá trình trưởng thành thời bé thơ không biến mất. Nó chỉ tồn tại dưới hình thức khác mà thôi. Phần lớn mọi người trên thế giới làm việc tới tận lúc chết: "Tôi sẽ làm đến khi kiếm đủ X đôla rồi sau đó mới làm những gì mình thích." Tuy nhiên đây lại là một mục tiêu không đủ rõ ràng. Bạn có thể kiếm được 1.000 đôla hàng tháng, làm việc liên tục mặc dù không còn nhu cầu tài chính nữa.
Vì vậy hãy làm theo thứ khiến bạn hứng thú thay vì làm việc thực tế, trở thành cỗ máy kiếm tiền không có mục tiêu.
P.L (s/t)