+Aa-
    Zalo

    Muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự cần làm gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trường hợp được tạm hoãn chấp hành nghĩa vụ quân sự, và các nội dung liên quan đến điều kiện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

    (ĐSPL) - Trường hợp được tạm hoãn chấp hành nghĩa vụ quân sự, và các nội dung liên quan đến điều kiện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

    Xin cho em hỏi:

    Em năm nay 24 tuổi, vừa lấy vợ năm 2014, tới thời điểm hiện tại thì vợ em đã mang thai được hơn 7 tháng và bác sĩ cũng dự sanh là vào tháng 1, nhưng em là Đảng viên sinh hoạt tại địa phương nên được đưa vào danh sách đầu tiên để đi thực hiện nghĩa vụ quân sự cho năm 2016.

    Xin hỏi ở trường hợp của em có được hoãn nghĩa vụ vì em là lao động chính phải nuôi vợ và con không? và các bước để tiến hành làm thủ tục hồ sư xin hoãn nghĩa vụ là như thế nào?

    Xin chân thành cảm ơn!

    Tiến Nguyễn ([email protected])

    Muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự cần làm gì? - Ảnh: Internet

    Xin tư vấn cho bạn

    Cơ sở pháp lí: Luật nghĩa vụ quân sự, Nghị định số 38/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/03/2007 về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ trong thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch số 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT ngày 13/09/2011, bạn sẽ được tạm hoãn hoặc miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự, nếu rơi vào một trong các trường hợp dưới đây.

    Các trường hợp được tạm hoãn nhập ngũ:

    1. Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ;

    2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động;

    3. Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

    4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ;

    5. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu;

    6. Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

    7. Cán bộ, viên chức, công chức quy định tại Điều 4 Luật cán bộ, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên;

    8. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận;

    9. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 bao gồm:

    a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;

    b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề;

    c) Trường cao đẳng, đại học;

    d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;

    10. Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của  tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên;

    11. Công dân đang học tập tại các trường quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khoá đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.

    Các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ:

    1. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1;

    2. Một người anh trai hoặc em trai của liệt sĩ;

    3. Một con trai của thương binh hạng 2;

    4. Cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện quy định tại khoản 7 nói trên và đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên;

    Các trường hợp được thôi thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn gồm:

    1. Sức khỏe bị suy giảm không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;

    2. Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ;

    Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch (hợp nhất) số 02/TTLTHN-BQP ngày 20/5/2013 của Bộ Quốc phòng, những công dân sau đây không thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

    a) Theo học các loại hình đào tạo khác ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này;

    b) Đang học nhưng bị buộc thôi học;

    c) Tự bỏ học hoặc ngừng học tập một thời gian liên tục từ 6 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

    d) Hết thời hạn học tập tại trường một khóa học;

    đ) Chỉ ghi danh, đóng học phí nhưng thực tế không học tại trường;

    e) Đang theo học khóa đào tạo tập trung đầu tiên, nhưng bỏ học để chuyển sang học khóa đào tạo của trường khác.

    Việc xem xét giải quyết tạm hoãn gọi nhập ngũ dựa vào đơn đề nghị của bạn có xác nhận của UBND phường/xã nơi bạn cư trú.

    Bạn cũng không nên lo lắng rằng cơ quan chức năng sẽ nhìn vào gia cảnh của gia đình bạn để xem xét yêu cầu xin tạm hoãn của bạn.

    Do vậy, bạn hãy mạnh dạn đưa đơn trình bày hoàn cảnh có xác nhận của chính quyền địa phương để được xét tạm hoãn. Trường hợp Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương không giải quyết thì bạn có quyền tiếp tục gởi đơn khiếu nại đến Hội đồng nghĩa vụi quân sự quận/huyện xem xét giải quyết cho bạn.

    Thủ tục yêu cầu tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự
    Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xem xét, đăng ký, quản lý danh sách công dân ở địa phương thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định; căn cứ quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tổ chức niêm yết công khai danh sách công dân được tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
    + Chuẩn bị Hồ sơ yêu cầu tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm:
    i) Bản chính đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình
    ii) Giấy tờ chứng minh đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình
    + Sau đó nộp tại UBND cấp xã để giải quyết.
    Trường hợp Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương không giải quyết thì bạn có quyền tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Hội đồng nghãi vụ quân sự quận/huyện để xem xét giải quyết.

    Luật Gia: Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]vEwhRFiLky[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/muon-tam-hoan-nghia-vu-quan-su-can-lam-gi-a119239.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.