+Aa-
    Zalo

    Muốn được đi du lịch nước ngoài giống các bạn, nữ sinh có hành động "khó chấp nhận"

    (ĐS&PL) - Nữ sinh lớp 6 mong muốn được đi du lịch nước ngoài giống các bạn đã tuyệt thực, dọa tự tử, tự làm mình bị thương để đe dọa người mẹ.

    Mới đây, một câu chuyện của người phụ nữ họ Ôn ở Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận, nhất là các bậc phụ huynh. 

    Theo lời kể của cô Ôn, con gái học lớp 6 của cô thiết tha mong muốn được đi du lịch nước ngoài vì thấy nhiều bạn cùng lớp thường xuất ngoại đi chơi mỗi kỳ nghỉ lễ. Dù người mẹ đã cô giải thích về tình hình tài chính hiện tại của cả gia đình không thể đáp ứng nguyện vọng của cô con gái tuy nhiên cô bé không hề để vào tai.

    Không những thế cô bé còn tuyệt thực, dọa tự tử, tự làm hại bản thân với mong muốn bố mẹ đồng ý. Thậm chí, cô bé còn cầu xin bố mẹ làm mọi cách để vay tiền đưa mình đi chơi rồi về đi làm kiếm tiền trả nợ sau.

    nu sinh lop 6 tuyet thuc doa tu tu de me vay tien cho minh du lich nuoc ngoai nhu cac ban1
    Nữ sinh lớp 6 tuyệt thực, dọa tự tử để mẹ vay tiền cho mình du lịch nước ngoài như các bạn. Ảnh minh họa.

    Suy nghĩ và hành động vô lối của con gái khiến cô Ôn vừa tức giận vừa ngán ngẩm.

    Được biết, chồng cô Ôn hiện đang là công nhân vận hành dây chuyền sản xuất, bản thân cô sau khi sinh nở chỉ ở nhà nội trợ và chăm sóc con. 

    Hai vợ chồng thực sự không có thời gian và tiền bạc để đưa con đi du lịch nước ngoài. Ngoài con gái lớn đang học lớp 6, họ còn phải tận lực chăm sóc, nuôi dạy một con trai chưa đi học mầm non.

    "Lương chồng tôi chỉ đủ nuôi gia đình, đó là anh còn cố gắng làm thêm ngoài giờ rất nhiều. Hai vợ chồng tôi luôn cố gắng hết sức để đáp ứng yêu cầu của các con. Trước đây, con gái đòi iPhone, hai vợ chồng cũng đã cố gắng chắt bóp tiền để mua. Hiện giờ con gái lại đòi đi nước ngoài, yêu cầu càng ngày càng vô lối.

    Tôi đã giáo dục sai cách rồi đúng không? Tôi thực sự thất bại trong việc dạy con nên con gái mới hư như vậy đúng không?", cô Ôn đau lòng cảm thán.

    Sau khi bài chia sẻ của cô Ôn được đăng tải, nhiều người bức xúc cho rằng vợ chồng cô nên thay đổi cách giáo dục, phải cứng rắn hơn, không được thỏa hiệp, chiều theo những đòi hỏi vô lý, vượt quá tầm của con gái.

    Cư dân mạng đưa ra nhiều lời khuyên: 

    "Cứ để cô bé tuyệt thực, hai vợ chồng mua nhiều món ngon về mà ăn",

    "Hãy xin cho con nghỉ học một tuần rồi để cô bé đi làm cùng bố, bé sẽ cảm nhận được việc đi làm khổ sở, khó khăn thế nào",

     "Hai vợ chồng bạn nuông chiều con quá mức sẽ làm đứa trẻ trở nên vô ơn. Nếu không giáo dục cứng rắn thì khi cô bé lớn lên, hai vợ chồng sẽ còn khổ hơn nữa",

    "Hãy buộc cô bé tiết kiệm tiền, bao giờ tiết kiệm đủ thì có thể đi du lịch"...

    Bí quyết để có những đứa con không bao giờ ăn vạ

    Nói "có" nhưng nên kèm theo điều kiện
    Dù có khả năng đáp ứng yêu cầu của bé nhưng bạn không nên vội vã thỏa mãn bé ngay, thay vào đó, nên để bé có cơ hội phải thực hiện được một hành vi tốt mới có được thứ bé muốn. Có thể tham khảo cách ứng phó với đòi hỏi từ bé dưới đây:

    - Nếu bé đề nghị: "Con muốn xem hoạt hình" thì bạn nên đáp: "Được nhưng con phải hoàn thành xong bài tập về nhà đã".

    - Nếu bé nói: "Con đói" thì bạn nên đáp: "Mẹ biết nhưng con giúp mẹ dọn bàn ăn nhé. Sau đó, mẹ con mình cùng rửa bát nhé".

    - Nếu bé hỏi: "Con và bạn Tôm vào phòng chơi đây" thì bạn nên trả lời: "Được nhưng hai con nhớ phải dọn phòng sạch sẽ sau khi chơi xong".

    Nên nói "không" linh hoạt

    Khi đòi hỏi từ bé vượt ngoài tầm kiểm soát, cha mẹ nên từ chối. Để lời nói "không" có hiệu lực, bạn nên tham khảo gợi ý dưới đây:

    - Kiên định nói "không", dù bé mè nheo.

    - Giải thích cho bé lý do tại sao bạn nói "không" để bé không ấm ức.

    - Chỉ giải thích lý do nói "không" cho bé một lần. Nếu đó là cái bạn có thể đáp ứng nhưng không phải bây giờ thì bạn nên hướng dẫn bé cách có được thứ bé muốn, như phải ăn ngoan thì mới được mua ôtô mới… Ví dụ trường hợp này, bạn nên dùng mẫu câu sau: "Không được vì con đã có nhiều đồ chơi. Nhưng nếu con không đánh em nữa, mẹ sẽ xem xét lại điều này".

    Mẫu câu "Không được vì... nhưng nếu con... mẹ sẽ cân nhắc lại" được áp dụng với những đòi hỏi khác của bé. Bé sẽ hiểu được rằng, một số lời nói “không” từ cha mẹ có thể chuyển thành "có thể", sau đó là "có" khi bé nỗ lực làm một việc cụ thể.

    Tuyệt đối không làm những điều này khi bé đòi hỏi

    Không làm dịu cơn nóng của bé bằng một món quà

    Vô hình chung, bạn đã reo rắc vào đầu bé một suy nghĩ: "Cứ khóc là được mẹ cho quà" và khi muốn đòi ăn kẹo chẳng hạn, bé sẽ sinh bài "ăn vạ". Để ứng phó, cha mẹ nên kiên định ngay từ đầu, không nên chỉ vì hy vọng bé ngừng mè nheo tạm thời mà nhanh chóng đáp ứng bé một cách vô điều kiện. Điều này chỉ làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của bé theo hướng tiêu cực hơn mà thôi.

    nu sinh lop 6 tuyet thuc doa tu tu de me vay tien cho minh du lich nuoc ngoai nhu cac ban2
    Cha mẹ nên kiên định ngay từ đầu, không nên chỉ vì hy vọng bé ngừng mè nheo tạm thời mà nhanh chóng đáp ứng bé một cách vô điều kiện. Ảnh minh họa.

    Cũng không nên trừng phạt khi bé mè nheo. Một cơn mè nheo của bé có thể tự xuất hiện và tự biến mất mà không cần cha mẹ phải can thiệp quá sâu. Cứ lờ bé đi để bé nhận thấy, có gây ồn ào đến mấy cũng thật vô ích.

    Để đối phó với cơn mè nheo bên ngoài của bé, bạn thử áp dụng chiến thuật "thay đổi tốc độ máy bơm": Lúc bé bắt đầu "xấu tính", bạn hãy chậm lại và hỏi han bé trong giây lát, ngay khi không có kết quả, bạn quay lưng và bước đi nhanh hơn. Bé không thể tiếp tục "diễn kịch" nếu bị mẹ từ chối làm khán giả. Nên nhớ, nếu một lần bạn mềm lòng với bé thì những lần sau, bé sẽ ít nghe lời mẹ hơn.

    Cố gắng giải thích lý do

    Trong cơn quấy khóc, chẳng có bé nào đủ khả năng để lắng nghe lời bạn nói. Do đó, bạn càng cố dạy dỗ thì bé càng khóc to hơn. Tốt nhất, bạn nên đợi bé qua “cơn xấu tính”, mới bắt đầu giáo dục bé. Thử phân tích cho bé lý do khiến bạn không thể đáp ứng điều bé muốn, cảm giác khó chịu của bạn khi bé mè nheo. Để cho bé thấy rằng, bé hành động như thế là không ngoan và bạn thực sự nổi giận vì điều đó.

    Không nên lờ đi khi bé tự làm đau mình, đánh người khác hoặc ném vỡ đồ vật

    Làm ngơ để bé tự vượt qua cơn cáu kỉnh là biện pháp hợp lý nhưng khi bé có những hành động mất kiểm soát đi kèm như: tự làm đau mình, đánh (cắn) người khác hoặc đập phá đồ đạc, cha mẹ nên nhanh chóng cách ly bé với những yếu tố trên. Có thể để bé ở một nơi an toàn khác, chờ cơn bực bội trong bạn lắng xuống, bạn mới nên "xử tội" bé.

    Không nên liên tục la hét

    Bạn càng lớn tiếng quát mắng thì bé càng quấy khóc nhiều hơn.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/muon-duoc-di-du-lich-nuoc-ngoai-giong-cac-ban-nu-sinh-co-hanh-dong-kho-chap-nhan-a600768.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan