+Aa-
    Zalo

    Mùng 1 Tết, bé trai 19 tháng tuổi tử vong do bệnh tay chân miệng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trong ngày mùng 2 Tết, Viện Pasteur TP HCM ghi nhận một số ca mắc mới bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết. Trong đó một trường hợp trẻ 19 tháng tuổi (Trà Vinh)

    (ĐSPL) - Trong ngày mùng 2 Tết, Viện Pasteur TP HCM ghi nhận một số ca mắc mới bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết. Trong đó một trường hợp trẻ 19 tháng tuổi (Trà Vinh) mắc bệnh tay chân miệng đã tử vong.

    Nguồn tin từ VTC News cho hay, theo báo cáo nhanh của Bộ Y tế, trong ngày 29/1 (tức mùng 2 Tết), cả nước không ghi nhận các ổ dịch bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, Viện Pasteur TP HCM ghi nhận một số ca mắc mới bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết. Trong đó có một trẻ 19 tháng tuổi ở Trà Vinh tử vong do bệnh tay chân miệng vào ngày mùng 1 Tết.

    Đây là ca tử vong do bệnh tay miệng đầu tiên được ghi nhận trong năm 2017. Tích lũy từ đầu năm cả nước ghi nhận hơn 1.600 ca mắc tay chân miệng tại 55 tỉnh thành. Tích lũy từ đầu năm 2017, cả nước ghi nhận 1.677 bệnh nhân.

    Cũng theo đó, Dân Trí cho biết thêm, đây là trường hợp trẻ 19 tháng tuổi, khởi phát ngày 23/01/2017, nhập BV Sản nhi Trà Vinh ngày 26/01/2017 với chần đoán ban đầu Viêm phế quản/Tiêu chảy cấp. Bệnh nhi tử vong ngày 28/01/2017 với chẩn đoán Tay chân miệng độ 4 trên nền của bệnh nhân Viêm cơ tim.

    Trong dịp Tết, tình hình dịch bệnh ổn định, không ghi nhận trường hợp mắc mới cúm A(H5N1), A(H7N9); không phát hiện hành khách nhập cảnh nghi ngờ mắc cúm A(H5N1), A(H7N9) tại các cửa khẩu biên giới.

    VnExpress cho hay, để phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày; trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

    Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày. Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi. Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

    [poll3]1006[/poll3]

    Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao vào các tháng 9-11 và lây truyền theo đường tiêu hóa. Nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên. Hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ, một số ít trường hợp diễn biến nặng và biến chứng nguy hiểm.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mung-1-tet-be-trai-19-thang-tuoi-tu-vong-do-benh-tay-chan-mieng-a179734.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan