+Aa-
    Zalo

    Mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT mới nhất năm 2023?

    (ĐS&PL) - Nếu không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông.

    Mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT mới nhất năm 2023?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông (CSGT).

    Khoản 2 Điều này cũng khẳng định, khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

    Như vậy, người dân khi tham gia giao thông cần nghiêm túc chấp hành hiệu lệnh của CSGT.

    Nếu không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

    muc phat loi khong chap hanh hieu lenh cua csgt moi nhat nam 2023 p
    Mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của CSGT mới nhất năm 2023?

    Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là gì?

    Tương tự như biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông, vạch kẻ đường, tín hiệu của người điều khiển giao thông cũng là một dạng báo hiệu đường bộ mà mọi người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành và chấp hành.

    Khi giao thông qua đường bị ùn tắc, người dân sẽ thấy một nhóm người đứng để phân luồng giao thông bằng cách ra hiệu bằng tay, bấm còi inh ỏi, v.v. điều phối các phương tiện di chuyển theo hướng dẫn.

    Theo quy định tại Điều 3 Luật Giao thông đường bộ quy định rõ người điều khiển giao thông bao gồm Cảnh sát giao thông và Hướng dẫn viên giao thông có trách nhiệm điều khiển giao thông ở những nơi ùn tắc, đường đông đúc, công trường, bến phà, v.v. chức năng của họ, những người này phải đeo một dải màu đỏ rộng 10 cm ở giữa cánh tay phải.

    Theo luật, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông có tác dụng lớn nhất, buộc người điều khiển phương tiện phải chấp hành. Bất kể tín hiệu đi ngược lại với chỉ dẫn của vạch kẻ đường, biển báo hay đèn tín hiệu giao thông, người đi đường phải luôn ưu tiên chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.

    Ý nghĩa hiệu lệnh của người điều khiển giao thông không phải ai cũng nắm được?

    Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại;

    Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; cánh tay trái người điều khiển gập đi gập lại sau gáy để báo hiệu người tham gia giao thông bên trái người điều khiển đi nhanh hơn hoặc cánh tay phải người điều khiển gập đi gập lại trước ngực để báo hiệu người tham gia giao thông bên phải người điều khiển đi nhanh hơn; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển ở vị trí ngang thắt lưng và đưa lên, xuống báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển đi chậm lại; bàn tay trái hoặc phải của người điều khiển giơ thẳng đứng vuông góc với mặt đất báo hiệu người tham gia giao thông ở bên trái hoặc bên phải người điều khiển dừng lại;

    Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phía sau lưng người điều khiển giao thông được phép đi; đồng thời tay trái giơ về phía trước lặp đi lặp lại nhiều lần, song song với tay phải báo hiệu người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được rẽ trái qua trước mặt người điều khiển.

    muc phat loi khong chap hanh hieu lenh cua csgt moi nhat nam 2023 p 0

    Quy định về việc sử dụng âm hiệu còi trong điều khiển giao thông của cảnh sát điều khiển giao thông như sau:

    Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại; Một tiếng còi ngắn là cho phép đi; Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái; Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại; Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên; Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

    XEM THÊM: Mức phạt lỗi không mang giấy tờ xe mới nhất năm 2023

    Quy định về việc sử dụng ánh sáng trong hiệu lệnh dừng xe của người điều khiển giao thông như sau: cầm đèn ánh sáng có mặt đỏ giơ cao hướng về phía phương tiện đang chạy tới.

    Trường hợp có tín hiệu báo hiệu dừng xe mà vượt qua vạch dừng ở nơi đường giao nhau mà dừng lại gây mất an toàn giao thông thì được đi tiếp; Người đi bộ còn đang đi trên đường phải làm mọi cách nhanh chóng hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nếu không có đảo thì dừng ở vạch phân cách hai làn xe đi ngược chiều.

    Trường hợp người điều khiển chỉ gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe nào thì xe ở hướng đó phải dừng lại.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/muc-phat-loi-khong-chap-hanh-hieu-lenh-cua-csgt-moi-nhat-nam-2023-a598705.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan