+Aa-
    Zalo

    Mua sắm trực tuyến "vượt mặt" mua bán truyền thống ở châu Á

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Mua sắm trực tuyến đã vượt qua mua sắm truyền thống để trở thành hình thức mua sắm phổ biến nhất tại thị trường châu Á.

    (ĐSPL) - Mua sắm trực tuyến đã vượt qua mua sắm truyền thống để trở thành hình thức mua sắm phổ biến nhất tại thị trường châu Á. 

    Công ty CBRE vừa công bố “Khảo sát người tiêu dùng khu vực châu Á – Thái Bình Dương – Xu hướng mua sắm trực tuyến”.

    Khảo sát này tập trung vào lĩnh vực thương mại điện tử, cho thấy mua sắm trực tuyến đã vượt qua mua sắm truyền thống để trở thành hình thức mua sắm phổ biến nhất tại thị trường châu Á. Người tiêu dùng trong độ tuổi từ 18 đến 24 được gọi là thế hệ Z – giữ vai trò chủ đạo trong thị trường bán lẻ khu vực trong vài năm tới. Vì thế, “các chủ đầu tư và nhà bán lẻ cần phải chủ động hơn nữa để duy trì ưu thế cạnh tranh” – CBRE khuyến nghị.

    Theo phân tích của CBRE, trong khi 50\% người tiêu dùng châu Á – Thái Bình Dương vẫn trực tiếp mua sắm tại các cửa hàng, thì số liệu mới được công bố tại các thị trường mới nổi cho thấy rằng, 76\% người tham gia khảo sát ở Trung Quốc và 68\% ở Ấn Độ sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến như là cách mua hàng phổ biến. Đây cũng là thực tế tại các thị trường phát triển như Hàn Quốc (73\%) và Đài Loan (55\%).

    Ông Jonathan Hsu, Trưởng bộ phận Nghiên cứu thị trường CBRE châu Á – Thái Bình Dương, cho biết: “Các thị trường mới nổi thường thiếu hụt không gian bán lẻ chất lượng, đặt biệt ở các thành phố cấp thấp, nhưng lại có lợi thế về công nghệ và hệ thống kho bãi, đồng nghĩa với việc bán lẻ trực tuyến là cách hiệu quả nhất cho các nhà cung cấp để tiếp cận được khách hàng.”

    Cùng với sự tiện lợi, giá cả cũng là một trong những lý do khiến người tiêu dùng mua sắm trực tuyến. 63\% người tham gia khảo sát cho rằng đó là yếu tố quyết định chính và đó cũng là câu trả lời của những người mua sắm tại cửa hàng.

    Ông Joel Stephen, Giám đốc, Trưởng Bộ phận Bán lẻ CBRE châu Á cho hay: “56\% người tiêu dùng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sử dụng máy tính bàn hoặc máy tính xách tay (laptop) để kiểm tra giá các sản phẩm trên mạng, do đó việc minh bạch giá là điều quan trọng mà các nhà bán lẻ phải cân nhắc.

    CBRE cho rằng, khả năng so sánh các sản phẩm mà không cần phải đi đến các cửa hàng hiện hữu là một nhân tố quan trọng khác thúc đẩy người tiêu dùng trong khu vực khi mua sắm trên mạng. Xu hướng này ngày càng thể hiện rõ hơn tại các thị trường mới nổi với những trung tâm mua sắm hoặc thương hiệu cao cấp thường nằm cách xa nhau như Việt Nam (64\%), Trung Quốc (61\%) và Ấn Độ (58\%).

     Mua sắm trực tuyến đã vượt qua mua sắm truyền thống để trở thành hình thức mua sắm phổ biến nhất tại thị trường châu Á. 

    Bùng nổ mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

    Theo khảo sát mới nhất của MasterCard tại 14 quốc gia Châu Á/TBD và 11 quốc gia Trung Đông và Châu Phi, tỷ lệ người Việt Nam đã mua sắm trực tuyến trong vòng 3 tháng qua đã tăng từ 68.4\% lên 80.2\%, đạt mức tăng cao thứ hai (11.8\%) trong khu vực Châu Á/TBD.

    Hơn 67,6\% người được khảo sát nói rằng mua sắm trực tuyến là một trong những lí do mà họ truy cập Internet, tăng 13,8\% so với năm ngoái. Mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và có vai trò then chốt cho sự thành công của lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.

    Hàng không, các sản phẩm điệu tử gia dụng, và du lịch là ba lĩnh vực hàng đầu mà người tiêu dùng Việt Nam thường xuyên chi tiền nhiều nhất khi họ mua sắm trực tuyến. Hàng không vẫn chiếm thị phần mua sắm trực tuyến cao nhất (95 USD), mặc dù đã bị giảm thiểu đáng kể từ mức 143 USD của năm ngoái. Các sản phẩm điệu tử gia dụng đứng thứ 2 với 82 USD, theo sau là du lịch (71 USD).

    Sự hài lòng của người tiêu dùng Việt Nam đối với mua sắm trực tuyến đã tăng 7,4\% so với năm ngoái, với 62,1\% người trả lời nói rằng họ hài lòng với việc mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, số người được khảo sát nói rằng họ sẽ thực hiện một giao dịch mua sắm trực tuyến trong vòng 6 tháng tới tăng lên 93\% từ mức 91,4\% trong năm trước, đây là tỷ lệ cao thứ hai tại khu vực Châu Á/TBD, chỉ sau Trung Quốc (96,4\%).

    Kết quả khảo sát cho thấy người tiêu dùng thường quan tâm tới ba yếu tố khi mua sắm tực tuyến: Uy tín của một trang web (83,8\%), các phương thức thanh toán tiện lợi (81\%) và chính sách hoàn trả hay đổi hàng (81\%).

    Thương mại di động cũng đang đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ. So với những năm trước, có nhiều người đã thực hiện giao dịch mua sắm bằng điện thoại di động trong trong 3 tháng qua hơn, tăng từ 34,9\% trong năm 2013 lên 45,2\% trong năm 2014.

    Khảo sát về mua sắm trực tuyến của MasterCard được tiến hành hàng năm và được thực hiện trực tuyến từ tháng 10 đến tháng 12/2012 tại 14 quốc gia Châu Á/TBD và 11 quốc gia Trung Đông và Châu Phi.

    Ngọc Anh(Tổng hợp)

    [mecloud]HplZx2xbFe[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mua-sam-truc-tuyen-vuot-mat-mua-ban-truyen-thong-o-chau-a-a101312.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.