+Aa-
    Zalo

    Mưa lớn ảnh hưởng đến mùa màng, Ấn Độ cấm xuất khẩu một số loại gạo

    (ĐS&PL) - Chính phủ Ấn Độ áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đối với gạo trắng non – basmati (các loại gạo không phải basmati) nhằm ngăn đà tăng giá và đảm bảo có đủ loại gạo này tại thị trường trong nước.

    Reuters đưa tin ngày 20/7, Ấn Độ ban hành lệnh tạm dừng hạng mục xuất khẩu gạo lớn nhất của mình. Động thái này sẽ làm giảm khoảng một nửa chuyến hàng của nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, dấy lên mối lo ngại về lạm phát trên thị trường lương thực toàn cầu.

    Chính phủ Ấn Độ cho biết, họ đang áp đặt lệnh cấm đối với gạo trắng non – basmati (các loại gạo không phải basmati). Được biết, giá gạo bán lẻ tại Ấn Độ đã tăng 3% trong một tháng sau khi mưa gió mùa kéo dài gây thiệt hại đáng kể cho mùa màng. Nếu tính trong 12 tháng qua thì giá bán lẻ gạo ở nước này tăng 11,5%.

    “Để đảm bảo có đủ gạo trắng không phải giống basmati tại thị trường Ấn Độ và ngăn đà tăng giá ở thị trường nội địa, chính phủ Ấn Độ đã sửa đổi chính sách xuất khẩu”, Bộ Lương thực Ấn Độ thông tin.

    Ấn Độ cung cấp hơn 40% gạo xuất khẩu trên thế giới, lượng tồn kho thấp. Điều này đồng nghĩa với việc bất cứ sự cắt giảm xuất khẩu nào cũng có thể khiến giá lương thực tăng.

    mua lon anh huong den mua mang an do ban hanh lenh cap xuat khau gao
    Ấn Độ cung cấp hơn 40% gạo xuất khẩu trên thế giới. Ảnh minh họa: Reuters

    Gạo trắng và gạo tấm không phải giống basmati bị cấm chiếm khoảng 10 triệu tấn trong số 22 triệu tấn gạo xuất khẩu của Ấn Độ năm 2022. Chính phủ Ấn Độ cho hay loại gạo đồ, chiếm 7,4 triệu tấn trong tổng lượng gạo xuất khẩu năm 2022 của nước này, không nằm trong lệnh cấm.

    Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ BV Krishna Rao nhận định, lệnh cấp xuất khẩu gạo đột ngột có thể ảnh hưởng lớn đến người mua khi họ chưa thể tìm được nhà cung cấp thay thế. Lệnh cấm nói trên có hiệu lực ngay từ ngày 20/7, tuy nhiên các tàu hiện đang vận chuyển gạo được phép tiếp tục xuất khẩu.

    Gạo là thực phẩm thiết yếu của hơn 3 tỷ người trên thế giới, gần 90% sản lượng lúa toàn cầu được thu hoạch ở châu Á, nơi chứng kiến lượng mưa giảm khi hiện tượng El Nino xuất hiện. Giá gạo toàn cầu đã gần chạm mức cao nhất trong 11 năm qua.

    Mưa lớn trút xuống phía Bắc Ấn Độ trong vài tuần qua đã tàn phá các ruộng lúa mới cấy tại bang Punjab và Haryana, khiến nhiều nông dân phải cấy lại. Nhiều cánh đồng lúa ở các bang phía Bắc ngập trong nước hơn 1 tuần khiến lúa mới cấy bị chết, buộc nông dân phải đợi nước rút để cấy lại.

    XEM THÊM: Vì sao gạch lát sàn trong Tử Cấm Thành đắt hơn cả vàng?

    Ở các bang trồng lúa chính khác, nông dân đã gieo mạ nhưng không thể mang đi cấy do thiếu mưa, dẫn đến ruộng không đủ nước. Diện tích trồng lúa dự kiến sẽ tăng sau khi New Delhi tăng giá mua gạo nhưng tính đến nay, diện tích cấy lúa đã giảm hơn 6% so với năm 2022.

    Đinh Kim (Theo Reuters)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mua-lon-anh-huong-den-mua-mang-an-do-cam-xuat-khau-mot-so-loai-gao-a583754.html
    Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu

    Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu

    Chính phủ ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2023 trực tuyến với địa phương trong đó yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu

    Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu

    Chính phủ ban hành Nghị quyết số 88/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2023 trực tuyến với địa phương trong đó yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân; thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế bao gồm: tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.