Trong những tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới biến động phức tạp đầy khó khăn, thách thức, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn vẫn tiếp tục xảy ra. Ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã tác động mạnh mẽ đến nguồn cung lương thực, xăng dầu, kim loại màu của thế giới, làm gián đoạn nhiều chuỗi cung ứng logicstics trên toàn cầu. Tại Việt Nam, dịch bệnh Covid- 19 về cơ bản đã được kiểm soát nhờ các giải pháp quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, từng bước đưa nước ta trở lại trạng thái “bình thường mới”.
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã khẩn trương, quyết liệt triển khai các chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ, giải pháp về một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, tích cực triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về điều hành kinh tế vĩ mô như Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022, tiếp tục tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh trong tình hình mới. Tổng cục Hải quan thông tin về một số kết quả công tác nổi bật trong 4 tháng đầu năm 2022 như sau:
Xác định CCHC là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, ngay từ đầu năm 2022, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành về CCHC, đồng thời nghiêm túc triển khai các kế hoạch, chỉ thị tới các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã tiếp tục rà soát, nghiên cứu, xây dựng phương án phân cấp thẩm quyền giải quyết đối với 05 thủ tục hành chính (TTHC); rà soát văn bản triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg, theo đó đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định tại 05 văn bản QPPL nhằm phục vụ triển khai định danh và xác thực điện tử, tích hợp thông tin các giấy tờ cá nhân của công dân trên thẻ căn cước công dân và ứng dụng VNEID; tiếp tục rà soát và cập nhật quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Hệ thống thông tin của Văn phòng Chính phủ.
Kết quả giải quyết TTHC trong quý I/2022: Tổng số hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC toàn ngành trong kỳ 3,867,726 hồ sơ, trong đó 3,862,612 hồ sơ đã giải quyết đúng hạn và trước hạn (đạt tỷ lệ 99.87%); 5,114 hồ sơ đang giải quyết (chiếm tỷ lệ 0.13%).
Việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về hải quan là yêu cầu khách quan, là chìa khoá và là cơ sở vô cùng quan trọng để xây dựng Hải quan số và Hải quan thông minh, theo chủ trương chung của của Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính về đẩy mạnh số hóa, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0. Trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan sẽ ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan giai đoạn 2021-2025.
Tính đến nay, Tổng cục Hải quan đã cung cấp 215/237 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (~ 91% tổng số thủ tục hành chính do cơ quan hải quan thực hiện), trong đó có 209 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 (đạt tỷ lệ 88%), đặc biệt trong bối cảnh phòng chống dịch Covid19 đang diễn ra căng thẳng. Tính từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 15/4/2022, số lượng hồ sơ trực tuyến mức độ 4 được tiếp nhận, giải quyết gần 4,3 triệu hồ sơ.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính từ đầu năm đến hết ngày 15/4/2022 đạt 208,82 tỷ USD, tăng 15,4%, tương ứng tăng 27,86 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó xuất khẩu đạt 104,34 tỷ USD, tăng 14,4% (tương ứng tăng 13,15 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 104,48 tỷ USD, tăng 16,4% (tương ứng tăng 14,7 tỷ USD). Như vậy, lũy kế đến hết 15/4/2022, cả nước nhập siêu 144 triệu USD.
Tính từ đầu năm đến hết 15/4/2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 145,04 tỷ USD, tăng 14,2% (tương ứng tăng tới 18,03 tỷ USD). Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp này đạt 76,29 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2021 và trị giá nhập khẩu 68,75 tỷ USD, tăng 17,1%.
Tính đến ngày 15/04/2022, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 244 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành kết nối, với khoảng 4,9 triệu bộ hồ sơ của hơn 53,5 nghìn doanh nghiệp
Tính từ đầu năm đến ngày 15/4/2022, toàn ngành đã sử dụng 3.303 seal định vị điện tử phục vụ công tác giám sát hàng hóa chịu sự giám sát hải quan. Ngày 25/3/2022, Tổng cục Hải quan công văn số 1023/TCHQ-GSQL chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố sử dụng seal định vị điện tử để niêm phong, giám sát hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan phục vụ công tác triển khai mở rộng seal định vị tại 35 Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Năm 2022, Tổng cục Hải quan được Quốc hội và Bộ Tài chính giao dự toán thu NSNN theo Nghị quyết số 34/2021/QH15 ngày 13/11/2021 là 352.000 tỷ đồng. Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2022, ngay từ đầu năm 2022, Tổng cục Hải quan đã ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022. Đồng thời, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị 439/CT-TCHQ ngày 11/02/2022 về việc “thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022”.
Kết quả tính đến ngày 20/04/2022, tổng số thu thuế của toàn ngành Hải quan đạt 135.366 tỷ đồng, bằng 38,45% dự toán theo chỉ tiêu pháp lệnh và đạt 36,58% chỉ tiêu phấn đấu Ban cán sự Đảng BTC giao.
Dưới tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, ngành Hải quan đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện rà soát nhiều giải pháp nhằm phấn đấu đạt được cao nhất các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra, cụ thể:
Triển khai Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; thường xuyên đồng hành, giải đáp, tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục hải quan, chính sách thuế…cho cộng đồng doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính theo hướng tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất xuất khẩu phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thuận lợi hơn cho công tác quản lý thu NSNN của Cơ quan Hải quan.
Tăng cường chống thất thu qua công tác giám sát kiểm tra thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; tập trung kiểm tra chống gian lận về số lượng, trị giá, mã số, xuất xứ, nhãn hiệu hàng hóa.... Kiểm soát chặt chẽ, kịp thời phát hiện ngăn chặn việc vận chuyển trái phép, thẩm lậu vào nội địa; nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; nhập khẩu hàng không đúng với khai hải quan về chủng loại, số lượng, trị giá; hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu; tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan (hàng quá cảnh, kinh doanh tạm nhập tái xuất, hàng gia công, sản xuất xuất khẩu…); chủ động rà soát, phân loại, thu hồi và xử lý nợ thuế phát sinh trước ngày 01/01/2022 đồng thời không để phát sinh nợ mới trong năm 2022 qua công tác thanh tra, kiểm tra.
Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, Ngành, cơ quan chức năng tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; chỉ đạo các đơn vị triển khai nghiêm túc, có hiệu quả nhiều biện pháp quan trọng góp phần đảm bảo an toàn, an ninh xã hội và phòng chống tội phạm. Tính từ 16/12/2021 đến 15/04/2022, Cục Điều tra chống buôn lậu đã tăng cường triển khai các biện pháp nghiệp vụ, thu thập thông tin, nắm vững địa bàn quản lý, chủ trì và phối hợp bắt giữ 61 vụ việc, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính khoảng 1,044 tỷ đồng; thu NSNN ước tính khoảng 1,2 tỷ đồng. Ban hành 10 Quyết định khởi tố vụ án hình sự và 06 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Kết quả: Trong Quý I/2022, toàn Ngành đã thực hiện soi chiếu tổng số 18.052 cont, cont nghi vấn đạt 1.037 cont (chiếm 5,74%/tổng cont soi), cont vi phạm đạt 119 cont (đạt 11,48%/tổng cont nghi vấn). Tổng lượng container giảm 26,19% so với cùng kỳ do tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid nhưng lượng container vi phạm cao gấp 2,53 lần. Trong tháng 4, tổng lượng cont soi chiếu toàn ngành đạt 10.851 cont, cont nghi vấn đạt 717 cont (chiếm 6.6%/tổng cont soi), cont vi phạm đạt 46 cont (đạt 6.42%/tổng cont nghi vấn).
Công tác phân luồng kiểm tra hàng hóa: Từ ngày 01/01 đến 15/4/2022 toàn ngành áp dụng khoảng 120 nghìn chỉ số tiêu chí đảm bảo phân luồng thông suốt hơn 4 triệu tờ khai: 2.691.219 tờ khai luồng xanh chiếm tỷ lệ 66,65%; 817.151 tờ khai luồng vàng chiếm tỷ lệ 29,65 % và 149.452 tờ khai luồng đỏ chiếm tỷ lệ 3,7%. Tổng số 4.196 hồ sơ vi phạm được thiết lập, 12.568 lượt tổ chức cá nhân vi phạm bị xử phạt.
Về Công tác kiểm tra sau thông quan Từ ngày 01/01/2022 đến 15/04/2022, toàn Ngành đã thực hiện KTSTQ 386 cuộc, trong đó có 133 cuộc tại trụ sở người khai hải quan, 253 cuộc tại trụ sở cơ quan hải quan. Tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính là 105.50 tỉ đồng, đã thực thu vào NSNN số tiền là 64.08 tỉ đồng.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, toàn Ngành thực hiện 32 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó: 23 cuộc TTCN (03 cuộc từ kỳ trước chuyển sang và 20 cuộc triển khai trong kỳ) và 09 cuộc KTNB (01 cuộc từ kỳ trước chuyển sang và 08 cuộc triển khai trong kỳ).
Tổng số tiền thuế kiến nghị truy thu trong toàn ngành 19,061 tỷ đồng, trong đó số thuế truy thu: 18,407 tỷ đồng, xử phạt VPHC: 654 triệu đồng. Đã nộp NSNN:13,367 tỷ đồng.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, toàn Ngành thực hiện 32 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó: 23 cuộc TTCN (03 cuộc từ kỳ trước chuyển sang và 20 cuộc triển khai trong kỳ) và 09 cuộc KTNB (01 cuộc từ kỳ trước chuyển sang và 08 cuộc triển khai trong kỳ).
Tổng số tiền thuế kiến nghị truy thu trong toàn ngành 19,061 tỷ đồng, trong đó số thuế truy thu: 18,407 tỷ đồng, xử phạt VPHC: 654 triệu đồng. Đã nộp NSNN:13,367 tỷ đồng.
Từ các kết quả đạt được trong 4 tháng đầu năm 2022, Tổng cục Hải quan đề ra phương hướng công tác quý II/2022: Tiếp tục tạo thuận lợi thương mại, cải cách thủ tục hành chính, hướng tới hải quan số, ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tổ chức đánh giá, xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2021 đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục theo Quyết định số 1500/QĐ-TCHQ ngày 24/5/2019 của Tổng cục ban hành Chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả cải cách hành chính của Tổng cục Hải quan.
Tiếp tục triển khai Chỉ thị số 439/CT-TCHQ ngày 11/02/2022 về việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu NSNN năm 2022. Bên cạnh đó Rà soát và tổng hợp ý kiến các đơn vị liên quan để hoàn thiện dự thảo Chỉ thị về việc tăng cường công tác miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế. Hoàn thiện báo cáo, đánh giá sơ kết việc triển khai hệ thống miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế và xử lý tiền thuế nộp thừa điện tử. Triển khai thực hiện dịch các tài liệu HS, Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam theo phiên bản 2022. Phối hợp xây dựng các Nghị định ban hành Biểu thuế FTAs, xây dựng các danh mục quản lý chuyên ngành theo phiên bản 2022.
Tăng cường và chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng khác như: Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Công an, Cảnh sát biển và chính quyền địa phương để chia sẻ thông tin, đấu tranh phát hiện, bắt giữ đối tượng và hàng hoá vi phạm… Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho quần chúng nhân dân về nguy hại của hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để mọi công dân không tham gia, không tiếp tay cho hoạt động vi phạm pháp luật hải quan.
Triển khai Chỉ thị số 439/CT-TCHQ ngày 11/02/2022 về việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu NSNN năm 2022. Bên cạnh đó, thực hiện dịch các tài liệu HS, Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam theo phiên bản 2022. Phối hợp xây dựng các Nghị định ban hành Biểu thuế FTAs, xây dựng các danh mục quản lý chuyên ngành theo phiên bản 2022.
Thực hiện Kế hoạch kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng năm 2022 của ngành Hải quan; Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 của Tổng cục Hải quan được Bộ Tài chính phê duyệt. Tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định.
Tăng cường và chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng khác như: Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Công an, Cảnh sát biển và chính quyền địa phương để chia sẻ thông tin, đấu tranh phát hiện, bắt giữ đối tượng và hàng hoá vi phạm… Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho quần chúng nhân dân về nguy hại của hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để mọi công dân không tham gia, không tiếp tay cho hoạt động vi phạm pháp luật hải quan.
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng tiếp tục triển khai một số công tác khác như công tác quản lý rủi ro; công tác kiểm tra sau thông quan; công tác thanh tra, kiểm tra tiến tới xây dựng Hải quan số, Hải quan thông minh trong giai đoạn tới./.
Thanh Tâm