+Aa-
    Zalo

    Một số điểm nổi bật trong Luật Thương mại mới nhất

    (ĐS&PL) - Hiện tại, Luật Thương mại 2005 là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là văn bản có phạm vi điều chỉnh được mở rộng hơn so với luật năm 1997.

    Ngày 14/06/2005, Quốc hội ban hành Luật Thương mại số 36/2005/QH11 (gọi tắt là Luật Thương mại 2005) có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.

    Luật Thương mại năm 2005 gồm 9 chương, 324 điều (so với Luật Thương mại năm 1997 có 6 chương, 264 điều), trong đó có 96 điều trong Luật Thương mại năm 1997 được bãi bỏ, 149 điều được sửa đổi và 143 điều được bổ sung mới.

    Bố cục của Luật Thương mại gần như được đổi mới hoàn toàn so với Luật Thương mại năm 1997. Sự đổi mới đó chủ yếu là do việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật, không chỉ điều chỉnh các hoạt động mua bán hàng hoá mà còn điều chỉnh cả các hoạt động cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại. Các nhóm hoạt động thương mại cùng tính chất được tập hợp trong chương riêng: Chương IV quy định về “Xúc tiến thương mại” hay Chương V về “Các hoạt động trung gian thương mại”…

    mot so diem noi bat trong luat thuong mai moi nhat
    Luật thương mại mới nhất có nhiều điểm thay đổi so với luật năm 1997. Ảnh minh họa

    Phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 2005, không bị giới hạn trong 14 hành vi thương mại của Luật Thương mại năm 1997. Luật mới điều chỉnh tất cả hoạt động thương mại bao gồm cả dịch vụ và đầu tư phù hợp với quy định của WTO và UNCITRAL. Việc xác định rõ ràng nguyên tắc điều chỉnh tất cả các hoạt động sinh lời và áp dụng cho tất cả các đối tượng có thực hiện hoạt động thương mại hoặc có liên quan đến hoạt động thương mại.

    Phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại

    Từ khái niệm trên, có thể nhận thấy Luật thương mại có phạm vi điều chỉnh, chính là: Các hoạt động của thương nhân như: đầu tư, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.

    Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại như: Đăng ký kinh doanh, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, thương mại; giải thể và phá sản doanh nghiệp.

    Chủ thể của Luật thương mại: Chủ thể của Luật thương mại là những tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tham gia vào các quan hệ do Luật thương mại điều chỉnh.

    Chủ thể của Luật thương mại phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

    - Thứ nhất, phải được thành lập hợp pháp. Được thành lập một cách hợp pháp nghĩa là các chủ thể của Luật thương mại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập, hoặc đăng ký kinh doanh; có chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động rõ ràng; được tổ chức dưới một hình thức nhất định do pháp luật quy định (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty,…)

    - Thứ hai, phải có tài sản. Tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu được để cho các chủ thể của Luật thương mại, đặc biệt là các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, tài sản đó tồn tại dưới dạng vốn kinh doanh (vốn điều lệ, vốn pháp định). Khối lượng và cơ cấu tài sản cũng như khối lượng quyền năng của các doanh nghiệp có được đối với từng loại tài sản phụ thuộc và tính chất sở hữu, quy mô hoạt động từng chủ thể.

    - Thứ ba, có thẩm quyền trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Đây là cơ sở pháp lý để các chủ thể Luật thương mại thực hiện các hành vi pháp lý nhằm tạo cho mình những quyền và nghĩa vụ cụ thể, đồng thời nó cũng quy định rõ giới hạn mà trong đó các chủ thể được hành động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

    Các loại chủ thể của Luật thương mại: Căn cứ chức năng hoạt động, vai trò, vị trí và mức độ tham gia các quan hệ thương mại của chủ thể mà chủ thể của Luật thương mại được phân thành hai loại như sau: Chủ thể cơ bản, thường xuyên của Luật thương mại là các thương nhân.

    Đây là loại chủ thể thường xuyên tham gia các mối quan hệ thương mại thuộc đối tượng của Luật thương mại. Chủ thể không thường xuyên của Luật thương mại là cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế: Đó là cơ quan thay mặt nhà nước, nhân danh nhà nước thực hiện tổ chức quản lý, chỉ đạo các thương nhân tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại như: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND, các sở, phòng, ban…

    Một số điểm mới nhất của Luật Thương mại hiện hành

    1. Những quy định chung về mua bán hàng hoá trong Luật Thương mại năm 2005 có sự bổ sung lớn so với Luật Thương mại năm 1997, thể hiện qua các điểm cơ bản như sau:

    - Về hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện: Luật đã quy định cơ sở để quản lý việc lưu thông hàng hoá trên thị trường. Về cơ bản, hàng hoá lưu thông trên thị trường thuộc về một trong 4 hình thức sau đây: tự do kinh doanh, cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.

    - Về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: Luật quy định thương nhân được mua bán tất cả các loại hàng hóa trừ hàng hóa cấm kinh doanh; đối với hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì khi kinh doanh, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.

    - Về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế: Luật khẳng định quyền hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mọi thương nhân đối với mọi hàng hóa, trừ những mặt hàng pháp luật cấm xuất khẩu, nhập khẩu.

    - Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp trong lưu thông hàng hoá trong nước: Đây là điểm mới so với Luật Thương mại năm 1997. Luật đã quy định rõ ràng các biện pháp khẩn cấp bao gồm: thu hồi hàng hóa, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép.

    - Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp trong mua bán hàng hóa quốc tế: Đây cũng là điểm mới so với Luật Thương mại năm 1997.

    Thanh tra giao thông có được yêu cầu dừng phương tiện, xử lý vi phạm an toàn giao thông không?

    Ngoài ra, Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung một số chế định để làm rõ các phương thức của hoạt động xuất nhập khẩu và bổ sung quy định mang tính nguyên tắc đối với nhãn hàng hóa và xuất xứ hàng hóa làm cơ sở pháp lý cho Chính phủ quy định chi tiết thi hành nhằm nõng cao hiệu lực pháp lý cho việc thực hiện trên thực tế.

    2. Vấn đề mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hoá được quy định tại Mục 3 (từ Điều 63 đến Điều 73). Đây là một chế định hoàn toàn mới của Luật Thương mại năm 2005 so với Luật Thương mại năm 1997.

    3. Quy định về khuyến mại trong Luật Thương mại năm 2005 cũng có thay đổi so với Luật Thương mại năm 1997.

    Bổ sung quy định cụ thể quyền thực hiện khuyến mại của thương nhân. Ngoài ra Luật 2005 đã quy định cụ thể về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, một số hình thức khuyến mại. Vấn đề này được quy định từ Điều 91,92,93,94,97.

    Luật Thương mại điều chỉnh hoạt động của thương nhân

    Theo Điều 6 Luật Thương mại 2005, thương nhân được quy định bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

    Thương nhân là chủ thể thực hiện hành vi thương mại. Muốn xem chủ thể có phải là thương nhân hay không thì phải xem chủ thể đó có thực hiện hành vi thương mại hay không.

    Thực hiện hành vi thương mại là một đặc điểm không thể tách rời tư cách thương nhân, đây là tiêu chí quan trọng để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác không phải là thương nhân.

    Luật Thương mại năm 1997 và Luật Thương mại năm 2005 đều quy định dấu hiệu “đăng ký kinh doanh” khi giải thích khái niệm thương nhân. Thực chất, đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của thương nhân, là cơ sở pháp lý chứng minh sự tồn tại và hoạt động hợp pháp của thương nhân. Cụ thể hơn, đăng ký kinh doanh là cơ sở để xác định một chủ thể có năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành vi) tham gia vào các quan hệ thương mại.

    Ngoài ra, Luật Thương mại 2005 xác định các hình thức và quyền hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài tại VN. So với Luật Thương mại năm 1997, Luật Thương mại 2005 bổ sung thêm hai hình thức hoạt động bao gồm DN liên doanh, DN 100% vốn nước ngoài.

    Sự bổ sung này là phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế mà VN đã ký kết hoặc tham gia. Mặt khác, các hoạt động khuyến mãi trước đây chỉ có 6 điều trong Luật Thương mại 1997 nay đã được bổ sung và sửa đổi thành 14 điều; Quảng cáo thương mại tăng từ 12 (Luật Thương mại 1997) lên 15 điều; Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tăng từ 10 lên 12 điều; Hội chợ, triển lãm thương mại tăng từ 11 lên 12 điều.

    Nhiều nội dung mới được đưa vào như: bổ sung các hình thức khuyến mãi, làm rõ các thông tin phải thông báo công khai trong hoạt động khuyến mại; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại; ghi nhận thêm hoạt động dịch vụ cũng được giới thiệu và bổ sung hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ qua Internet; trách nhiệm của các bên trong hoạt động hội chợ, triển lãm…

    Luật Thương mại năm 2005 đã bổ sung một số quy định về nguyên tắc đấu giá, người tổ chức đấu giá, người bán hàng và các quyền, nghĩa vụ của họ; quy định cụ thể những người không được tham gia đấu giá; thời hạn niêm yết việc bán đấu giá và trình tự tiến hành cuộc đấu giá…

    Luật Thương mại 2005: Tải về

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mot-so-diem-noi-bat-trong-luat-thuong-mai-moi-nhat-a587598.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan