+Aa-
    Zalo

    Một người đàn ông chết do bị rắn độc cắn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau nhiều ngày điều trị, do vết thương bị rắn độc cắn nhiễm trùng quá nặng, đến tối ngày 19/3, anh Trần Viết C. (Thừa Thiên Huế) đã tử vong.

    Sau nhiều ngày điều trị, do vết thương bị rắn độc cắn nhiễm trùng quá nặng, đến tối ngày 19/3, anh Trần Viết C. (Thừa Thiên Huế) đã tử vong.

    Theo báo Người Đưa Tin, ngày 20/3, UBND phường Hương Long, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trường hợp bị rắn độc cắn dẫn đến tử vong.

    Nạn nhân là anh Trần Viết C. (41 tuổi, trú làng Trúc Lâm, phường Hương Long).

    Trước đó vào chiều tối ngày 13/3, trong lúc đắp bờ ruộng, anh C. bị một con rắn hổ lao vào cắn ở bàn tay phải. Sau khi bị rắn cắn, anh C. rửa vết thương rồi nhờ một thầy lang chích nặn nọc độc. Đến tối ngày 14/3, thấy vết thương sưng to phù nề, bàn tay bị hoại tử, nên anh C. mới đến Bệnh viện Trung ương Huế điều trị.

    Tại bệnh viện, các bác sĩ đã lọc máu cho nạn nhân để thải nọc đọc. Tuy nhiên, sau nhiều ngày điều trị, do vết thương bị nhiễm trùng nặng, đến tối ngày 19/3, anh C. đã tử vong.

    Một người đàn ông chết do bị rắn độc cắn. Ảnh minh họa

    Theo báo Tuổi Trẻ, bác sĩ Trần Văn Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu và chế biến dược liệu Quân khu 9 cho biết, nạn nhân bị nhóm rắn hổ cắn thì thời gian bị cắn đến tử vong nhanh nhất khoảng 90 phút, còn các loài rắn khác chậm hơn. Do đó cần phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu hồi sức trước thời gian đó. Tránh đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.

    Bác sĩ Hoàng cho biết, nếu bị nhóm rắn hổ cắn cần xử lý các bước sau:

    Bước 1: băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón... Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.

    Bước 2: tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iôt 2%...

    Bước 3: rạch rộng vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt thần kinh, mạch máu và dây chằng.

    Bước 4: hút máu tại chỗ rắn cắn.

    Bước 5: dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mot-nguoi-dan-ong-chet-do-bi-ran-doc-can-a184830.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan