+Aa-
    Zalo

    Một bức ảnh, có thể thay đổi toàn thế giới?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)-Trong bối cảnh người tị nạn tuyệt vọng tìm cách lọt vào châu Âu, bất chấp nguy hiểm thì hình ảnh chụp một bé trai 3 tuổi nằm bất động làm cả thế giới sửng sốt.

    (ĐSPL)- Trong bối cảnh người tị nạn tuyệt vọng tìm cách lọt vào châu Âu, bất chấp nguy hiểm thì hình ảnh chụp một bé trai 3 tuổi nằm bất động, đã ra đi mãi mãi đã làm cả thế giới bàng hoàng sửng sốt. Ngày 4/9, tại Luxembourg, Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp không chính thức thảo luận về cuộc khủng hoảng di cư đang ngày càng leo thang tại đây.

    Bài toán nan giải...

    Bức ảnh thứ nhất chụp một đứa bé mặc áo phông màu đỏ, quần cộc màu xanh, đi một đôi giày không tất. Bé nằm úp mặt, hoàn toàn bất động trên bãi biển. Bức ảnh thứ hai, một viên cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đang bế lấy bé, đôi chân em buông thõng bên hông viên cảnh sát.

    Hai bức ảnh ngay lập tức được truyền thông thế giới đăng tải, gây ám ảnh và lay động toàn thế giới. Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ sau đó cho biết đứa bé trong ảnh là Aylan Kurdi, 3 tuổi, tới từ một gia đình người Syria tị nạn.

    Em được đưa lên một trong hai con thuyền, chở theo 23 người di cư trái phép đi từ khu vực Akyarlar thuộc bán đảo Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ, tới đảo Kos của Hy Lạp nhưng con thuyền đã gặp nạn. Cùng thiệt mạng với Aylan là anh trai 5 tuổi và mẹ của em. Cha của Aylan, anh Abdullah, là người duy nhất trong gia đình sống sót.

    Bức ảnh chụp cảnh sát bế thi thể Aylan, đã khiến cả châu Âu bị sốc.

    Từ đầu năm đến nay, hàng trăm nghìn người tị nạn chạy trốn chiến tranh ở Trung Đông đã đổ bộ lên Italy và Hy Lạp bằng đường biển. Trên bộ, hàng chục nghìn người mượn con đường Balkan vượt biên giới Serbia vào Hungary, sau đó chạy sang Áo và Đức.

    Tình hình càng nghiêm trọng hơn vì nhiều người dân Balkan cũng lợi dụng cơ hội, bỏ làng, gia nhập đội quân xin tị nạn.“Hình ảnh đầy bi kịch về một bé trai mất mạng khi đang chạy trốn khỏi Syria đã gây sốc...”, Justin Forsyth, Giám đốc điều hành nhóm thiện nguyện Save the Children, cho tờ Guardian biết. “Thảm kịch của đứa trẻ này nên là động lực để châu Âu thống nhất và đưa ra một kế hoạch giúp xử lý hiệu quả cuộc khủng hoảng người di cư trái phép”, ông Justin nói.

    Tính riêng tại đảo Kos của Hy Lạp, ước tính mỗi đêm có tới 600 người di cư tìm tới hòn đảo chỉ 30.000 người sinh sống này. Kể từ tháng Một năm nay, đã có 125.000 người tị nạn đặt chân tới Kos và các đảo Hy Lạp khác, mang theo một cuộc khủng hoảng nhân đạo cực lớn và cả những cuộc xung đột bạo lực với dân địa phương.

    EU đang đứng trước một bài toán nan giải. Hình ảnh từng đoàn người bồng bế vợ con, kéo nhau đi bộ, tràn lên xe lửa gây xúc động cho toàn thế giới. Ngày 4/9, tại Luxembourg, ngoại trưởng các nước EU nhóm không chính thức thảo luận về cuộc khủng hoảng di cư đang ngày càng leo thang làm chao đảo gần như toàn bộ “lục địa già”.

    Trao đổi về vấn đề này, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 3/9 tuyên bố nước này và Pháp đã nhất trí rằng EU cần đặt ra các chỉ tiêu về số lượng người di cư mà các nước thành viên bắt buộc phải tiếp nhận. Trả lời báo giới nhân chuyến công du tới Thủ đô của Thụy Sĩ, bà Merkel nói: “Tôi đã thảo luận với Tổng thống Pháp.

    Lập trường của hai nước là chúng tôi nhất trí cần áp đặt các hạn ngạch bắt buộc trong EU để cùng chia sẻ gánh nặng. Đó là nguyên tắc của sự đoàn kết”. Hiện tại, 28 nước EU vẫn chia rẽ về hướng giải quyết cuộc khủng hoảng. Với tình trạng bế tắc hiện nay, có thể châu Âu sẽ biến mình trở thành “pháo đài”.

    “Hồi chuông cảnh tỉnh” đối với toàn châu Âu

    Ở Bỉ, Chính phủ nước này đã họp bàn tăng cường các biện pháp nhằm hỗ trợ người xin nhập cư. Theo đó, kể từ ngày 7/9, Chính phủ sẽ đưa vào sử dụng một tòa nhà dành cho người xin nhập cư đợi đăng ký tại Cơ quan quản lý người nước ngoài ở Brussels.

    Thủ tướng Bỉ Charles Michel kêu gọi người dân Bỉ cũng như người dân châu Âu đoàn kết để giúp đỡ người xin nhập cư và nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức để giải quyết vấn đề người di cư hiện đang trở nên trầm trọng tại châu Âu. Kể từ đầu tháng Bảy vừa qua, Bỉ đã bố trí 10.000 chỗ tiếp nhận người xin nhập cư.

    Ngày 5/9, Thủ tướng Áo Werner Faymann cho biết nước này và Đức đã nhất trí sẽ tiếp nhận hàng nghìn người di cư dự kiến sẽ tới biên giới Hungary. Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Faymann cho hay, ông đã thông báo cho Thủ tướng Hungary Viktor Orban về quyết định trên sau khi tham vấn với người đồng cấp Đức Angela Merkel. Lý do của quyết định này xuất phát từ “tình trạng khẩn cấp trên biên giới với Hungary”.

    Ngay lập tức, hàng nghìn người di cư di chuyển từ Hungary sang Áo. Cảnh sát Áo cho biết chỉ trong vài giờ, khoảng 2.500-3.000 người di cư đã từ Hungary vào nước này sau khi Hungary cho phép các xe buýt chở người di cư từ Thủ đô Budapest tới biên giới. Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz tuyên bố dòng người di cư đổ về Áo ngày 5/9 là “hồi chuông cảnh tỉnh” đối với toàn châu Âu. Theo ông, không một nước nào có thể tự cho mình đứng bên ngoài vấn đề này”.

    Ở Italy, một tổ chức nhân đạo có tên “Amici dei bambini” (Bạn của trẻ em) cho biết, trong hai ngày qua, họ đã nhận được hơn 300 đề nghị nuôi dưỡng trẻ em nhập cư và số gia đình Italy trên toàn quốc gọi điện đến đường dây nóng của tổ chức này khẳng định sẵn sàng nhận nuôi trẻ nhập cư lên tới hơn 2.000 cháu.

    Tuy nhiên, chính sách dành cho người nhập cư vẫn còn gây tranh cãi vì nhiều người cho rằng sự tập trung của quá đông người nhập cư có thể làm gia tăng tỉ lệ tội phạm trong vùng, cũng như ảnh hưởng đến du lịch, vốn là một trong những nguồn thu lớn của các thành phố châu Âu. Những người này cho rằng cần phải tăng cường kiểm soát tại biên giới bên ngoài EU, gia tăng nỗ lực theo dõi những mạng lưới buôn người.                   

    Ngày 5/9, Thủ tướng Áo Werner Faymann cho biết nước này và Đức đã nhất trí sẽ tiếp nhận hàng nghìn người di cư dự kiến sẽ tới biên giới Hungary. Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Faymann cho hay, ông đã thông báo cho Thủ tướng Hungary Viktor Orban về quyết định trên sau khi tham vấn với người đồng cấp Đức Angela Merkel. Lý do của quyết định này xuất phát từ “tình trạng khẩn cấp trên biên giới với Hungary”.

    Ngay lập tức, hàng nghìn người di cư di chuyển từ Hungary sang Áo. Cảnh sát Áo cho biết chỉ trong vài giờ, khoảng 2.500-3.000 người di cư đã từ Hungary vào nước này sau khi Hungary cho phép các xe buýt chở người di cư từ Thủ đô Budapest tới biên giới. Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz tuyên bố dòng người di cư đổ về Áo ngày 5/9 là “hồi chuông cảnh tỉnh” đối với toàn châu Âu. Theo ông, không một nước nào có thể tự cho mình đứng bên ngoài vấn đề này”.

    Ở Italy, một tổ chức nhân đạo có tên “Amici dei bambini” (Bạn của trẻ em) cho biết, trong hai ngày qua, họ đã nhận được hơn 300 đề nghị nuôi dưỡng trẻ em nhập cư và số gia đình Italy trên toàn quốc gọi điện đến đường dây nóng của tổ chức này khẳng định sẵn sàng nhận nuôi trẻ nhập cư lên tới hơn 2.000 cháu.

    Tuy nhiên, chính sách dành cho người nhập cư vẫn còn gây tranh cãi vì nhiều người cho rằng sự tập trung của quá đông người nhập cư có thể làm gia tăng tỉ lệ tội phạm trong vùng, cũng như ảnh hưởng đến du lịch, vốn là một trong những nguồn thu lớn của các thành phố châu Âu. Những người này cho rằng cần phải tăng cường kiểm soát tại biên giới bên ngoài EU, gia tăng nỗ lực theo dõi những mạng lưới buôn người.                

    Xuân Hoàng (Theo AFP, Reuters)

    Xem thêm video:

    [mecloud]yYnErRG36Y[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mot-buc-anh-co-the-thay-doi-toan-the-gioi-a109610.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.