+Aa-
    Zalo

    Mong mỏi trước ngày trở về của nữ sinh phạm tội hiếp dâm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Biết mình sắp được về, Huyền, bị án hiếp dâm vui lắm “em sẽ đi học lại, sẽ thi đại học. Vào Trại, em đã biết sống chậm lại. Mong mọi người đừng xa lánh em…”

    Biết mình sắp được về, Huyền, bị án hiếp dâm vui lắm “em sẽ đi học lại, sẽ thi đại học. Vào Trại, em đã biết sống chậm lại. Mong mọi người đừng xa lánh em…”.

    Vào những ngày này, ở trại giam Ninh Khánh đâu đâu cũng bắt gặp những gương mặt hồ hở phấn khởi, niềm vui được thể hiện rõ trong từng cử chỉ, lời nói, hành động của mỗi phạm nhân.

    Trong giờ giải lao của lớp học tái hòa nhập cộng đồng, tôi có gặp gỡ và nói chuyện với phạm nhân Phạm Văn Biển, 30 tuổi, án 19 năm tội Hiếp dâm trẻ em.

    Phạm nhân Biển không giấu nổi niềm xúc động, phạm nhân tâm sự: Tôi đã chứng kiến và tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng lễ công bố đặc xá rất nhiều lần, nhưng lần này với tôi có lẽ mãi mãi không bao giờ quên, cảm xúc thật khó tả, lâng lâng, bồng bềnh. Vì những lần trước tôi chỉ biết chúc mừng mọi người, bản thân tôi chưa đủ điều kiện và tôi hiểu rằng phải cải tạo thật tốt thì sẽ được hưởng chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước tôi đặt mục tiêu để phấn đấu và điều đó đã thành hiện thực tôi được xét đặc xá lần này. Tôi vui quá!

    Với phạm nhân Lò Thị Hiếng, 67 tuổi niềm vui xen lẫn nỗi lo lắng. Phạm nhân Hiếng quê ở Sam Mứn, Điện Biên phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, án 16 năm là phạm nhân cao tuổi nhất được xét đặc xá lần này.

    Bà Hiếng vui vì được trở về gia đình xã hội, lo lắng không biết cuộc sống khi về sẽ ra sao. Hiếng là một trong những phạm nhân có hoàn cảnh khó khăn nhất ở Trại vì gia đình ở xa, nhiều người vướng vào vong lao lí nên mười mấy năm ở Trại, hầu như không có ai thăm nuôi.

    Lúc mới vào Trại, phạm nhân này không biết chữ, được tham gia lớp xóa mù. Biết chữ rồi, các cán bộ động viên viết thư về cho gia đình nhưng Hiếng cũng chỉ viết một vài lần rồi thôi, có lần viết xong không gửi vì “ở nhà cũng chả ai biết chữ để đọc”, với lại bà ta cũng không  biết ở nhà ai còn, ai mất.

    Lúc mới vào trại, chồng bà Hiếng có đến thăm vài lần nhưng sau không đến nữa, không hiểu còn hay đã chết hay phạm tội bị bắt. Chính vì vậy, phạm nhân này luôn coi Trại là nhà, coi các cán bộ là người thân của mình nên bất cứ khi nào buồn, vui, ốm đau đều nhờ cán bộ.

    Khi hỏi dự tính cho tương lai sau này phạm nhân nói: “Tôi giờ già yếu rồi, ở Trại được ăn no mặc ấm, về nhà sẽ cố gắng trông cháu để các con yên tâm đi làm ăn, không bao giờ tái phạm nữa”.

    Phạm nhân trẻ nhất đang ở tuổi vị thành niên được đề nghị đặc xá là Bùi Thị Thu Huyền, 17 tuổi, Nho Quan, Ninh Bình. Là thiếu nữ, lại ở tuổi vị thành niên nhưng Huyền phạm vào tội khá đặc biệt đó là hiếp dâm. Âu cũng chỉ do ham chơi bời, cần tiền nên Huyền lâm vào tù tội.

    Số là, Huyền chơi với Nguyễn Thị Liên ở cùng xã cũng là thiếu nữ ham chơi. Liên quen với Nguyễn Văn Cương làm nghề xây dựng. Muốn tìm gái trinh để giải đen, Cương nhà nhờ Liên môi giới, hứa trả công 7 triệu đồng. Liên nói với Huyền rồi cùng 2 bạn khác lừa em Hoàng Thị N. vào nhà nghỉ, cả bọn đè N. xuống, giữ tay chân để Cương thực hiện hành vi cưỡng bức N..


    Bị tuyên mức án 2 năm tù, Huyền phải dở dang học hành thi hành án ở Trại giam Ninh Khánh. Đến lúc vào Trại, Huyền mới thấm hết tội lỗi của mình nên đã tích cực học tập, cải tạo. Đến nay, Huyền đã thi hành án được 10 tháng 20 ngày, kết quả cải tạo khá nên đủ tiêu chuẩn được đề nghị đặc xá. Biết mình sắp được về, Huyền vui lắm “em sẽ đi học lại, sẽ thi đại học. Vào Trại, em đã biết sống chậm lại. Mong mọi người đừng xa lánh em…”.

    Hiện trại giam Ninh Khánh đang tổ chức cho phạm nhân được đề nghị đặc xá, học giáo dục pháp luật và giáo dục công dân. Liên hệ công an Tỉnh Ninh Bình, Hội luật gia đến giảng dạy và tư vấn pháp luật cho phạm nhân. Chuẩn bị việc bàn giao với chính quyền địa phương nơi phạm nhân cư trú tiếp nhận số phạm nhận được đặc xá,  tiền tàu xe, quần áo, phương tiện phục vụ cho phạm nhân được hưởng đặc xá.

    Trại giam Ninh Khánh đã liên hệ với 3 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tiếp nhận phạm nhân được  đặc xá vào làm việc nếu họ có nhu cầu. Đến nay, nhiều phạm nhân đã đăng ký vào làm việc ở các doanh nghiệp trên, bởi họ hiểu, con đường  ngắn nhất để hoàn lương chính là lao động bằng công sức của mình…

    Theo báo Công an Nhân dân

    [mecloud]mtYgNcFFZs[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mong-moi-truoc-ngay-tro-ve-cua-nu-sinh-pham-toi-hiep-dam-a108537.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.