+Aa-
    Zalo

    Môn Vi Sinh học với chương trình tiên tiến Hoa Kỳ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Để tiếp nối những thành tựu của thầy và trò trường Đại Học Tân Tạo trong những năm qua, Ban Giám Hiệu trường luôn chỉ đạo các khoa cải tiến chương trình giảng dạy.

    Để tiếp nối những thành tựu của thầy và trò trường Đại Học Tân Tạo trong những năm qua, Ban Giám Hiệu trường luôn chỉ đạo các khoa cải tiến chương trình giảng dạy và nâng cao trang thiết bị học tập, phục vụ công tác dạy và học của giảng viên, sinh viên trường.
    Với phương thức hoạt động giáo dục phi lợi nhuận, bà Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Tân Tạo đã đặt trách nhiệm giáo dục đào tạo lên hàng đầu. Cùng phương châm “học đi đôi với hành” bà đã không ngần ngại xây dựng các phòng thí nghiệm cho trường nhằm trang bị kỹ năng thực hành cho sinh viên các khoa. Vừa qua, bà đã mạnh dạn đầu tư hơn hai tỷ đồng cho việc trang bị máy móc và dụng cụ thực hành hiện đại được nhập nguyên bộ từ các hãng cung cấp thiết bị nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới từ Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản để phục vụ quá trình nghiên cứu mang tính đặc thù của từng khoa, đặc biệt là phòng thực tập Vi Sinh.
    IMG 4228
    Phòng thực tập Vi Sinh sẽ phục vụ chủ yếu cho nhu cầu học thực hành của các sinh viên y khoa. Một trong những phần rất quan trọng của chương trình mà các sinh viên y khoa không thể không ôn luyện đó là các bệnh nhiễm trùng. Cơ sở để nắm vững các bệnh nhiễm trùng là những kiến thức rất chi tiết về vi sinh học y khoa bao gồm vi khuẩn học, virus học, ký sinh trùng học và vi nấm học. Bên cạnh đó, các kiến thức về miễn dịch và sinh học phân tử cũng rất cần thiết để sinh viên hiểu được cơ chế kháng bệnh nhiễm trùng, đồng thời hiểu và vận dụng được các kiến thức này trong chẩn đoán, phát hiện, cũng như theo dõi tiến trình bệnh. Việc giảng dạy các kiến thức vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, vi nấm, miễn dịch và sinh học phân tử trên giảng đường cần phải được minh họa bằng các bài thực tập sống động và hấp dẫn mới có thể giúp ích cho sinh viên. Qua thực tập, sinh viên không chỉ hiểu rõ hơn những phần cốt lõi của lý thuyết mà còn tạo được những dấu ấn khó phai mờ trong quá trình học các môn học này. Những dấu ấn này sẽ trở thành nền tảng cơ bản và vững chắc giúp các sinh viên y khoa có thể trở thành các bác sĩ giỏi trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thường gặp sau này.
    IMG 4226Phòng thực tập Vi Sinh của Đại học Tân Tạo sẽ đáp ứng được một môi trường thật sự chuẩn mực không khác các trường y khoa ở các nước tiên tiến trên thế giới. Chương trình thực tập vi sinh đang được giảng dạy tại các trường y khoa trong nước hiện nay chủ yếu là kiến tập. Vì thiếu trang thiết bị, thuốc thử và số lượng sinh viên quá đông cho mỗi buổi thực tập, sinh viên thường bị giới hạn trong việc thực hành và chỉ có thể nhìn kỹ thuật viên thao tác. Chương trình thực tập vi sinh tại Khoa Y của Đại Học Tân Tạo sẽ  khác. Sinh viên sẽ được chính tay thực hiện bài thực tập của mình dưới sự hướng dẫn cụ thể của các giảng viên đầy kinh nghiệm của bộ môn. Hơn nữa, chương trình thực tập còn được thiết kế đầy đủ các nội dung tương ứng với chương trình lý thuyết cho dù chi phí về trang thiết bị và thuốc thử để thực hiện những thí nghiệm này rất cao (như miễn dịch học với ELISA, Western-blot… và sinh học phân tử với PCR, Real-time PCR, Sequencing…). Việc tự tay thực tâp trong môi trường hiện đại sẽ thúc đẩy lòng say mê học tập của từng sinh viên và đồng thời cũng là bước đầu ươm mầm cho sự sáng tạo để trong tương lai chúng ta sẽ có những bác sĩ vừa giỏi chuyên môn y khoa, vừa là những nhà nghiên cứu khoa học tại giỏi tạo danh tiếng cho ngành y học nước nhà.
    IMG 4189Ngoài chức năng đào tạo kỹ năng thực hành cho sinh viên y khoa của trường, đội ngũ giảng viên của bộ môn Vi Sinh còn có thể dùng phòng thực tập của trường để dạy bổ túc hoặc nâng cao cho các xét nghiệm viên vi sinh của các phòng thí nghiệm từ các bệnh viện, các trung tâm y tế hay các phòng xét nghiệm kiểm tra chất lượng, kiểm soát an toàn sản phẩm thực phẩm. Sắp tới, khi trung Tâm Y Khoa Tân Đức đi vào hoạt động, bộ môn Vi Sinh cùng với các trang thiết bị của phòng thực tập này cũng sẽ đảm nhận công tác xét nghiệm vi sinh bao gồm các xét nghiệm từ những xét nghiệm kinh điển cho tới các xét nghiệm kỹ thuật cao như PCR, Real-time PCR, Sequencing… cho trung tâm theo đúng các tiêu chuẩn về chuyên môn và an toàn sinh học đòi hỏi.
    IMG 4217
    IMG 9690
    Bộ Môn Vi Sinh và phòng thực tập Vi Sinh sẽ còn là đầu mối cho các nghiên cứu vi sinh học y khoa của Khoa Y Đại học Tân Tạo nhờ được vận hành bởi các giảng viên có nhiều kinh nghiệm không những trong giảng dạy mà còn trong nghiên cứu và hợp tác quốc tế. Một trong số đó chính là TS. BS. Phạm Hùng Vân, người đã từng đảm nhận vai trò Giảng Viên môn Vi Sinh, Khoa Y tại các trường Đại học danh tiếng trong thành phố Hồ Chí Minh. Ông là một trong các nhà nghiên cứu chủ chốt kể từ khi ông phát triển kỹ thuật PCR thành phương tiện chẩn đoán thường qui, phát hiện các tác nhân vi sinh gây bệnh trong các bệnh phẩm khác nhau. Ông cũng là nhà tiên phong trong việc tìm ra các giải pháp khắc phục những khó khăn của điều kiện thực tế, để khôi phục và thành lập các xét nghiệm vi sinh tại nhiều bệnh viện trong thành phố cũng như các tỉnh thành. TS. BS. Phạm Hùng Vân đã xây dựng hơn 350 sản phẩm và mô hình sản phẩm có thể sẵn sàng sử dụng cho các mục đích và mức độ khác nhau, phù hợp với trình độ của các phòng thí nghiệm vi sinh lâm sang và sinh học phân tử lâm sàng. Tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa năm 1978, năm 1990 ông tham gia một khóa tu nghiệp quốc tế về miễn dịch ba tháng tại Viện Nhiệt Đới Hoàng Gia Amsterdam, Hà Lan. Năm 1994, Ông được thăm và làm việc tại Viện Quốc Gia Huyết Thanh ở Copenhagen, Đan Mạch. Năm 1995, TS. BS. Phạm Hùng Vân nhận học vị Tiến Sĩ chuyên ngành dịch tễ học tại Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh với luận án nhan đề: “Sản xuất các thuốc thử miễn dịch để phát hiện các kháng nguyên hòa tan trong dịch não tủy của các tác nhân vi sinh thường gây viêm màng não mủ”. Năm 1996, ông được tu nghiệp thêm hai tháng về sinh học phân tử tại Viện Nhiệt Đới Hoàng Gia Amsterdam, Hà Lan. Ông được tín nhiệm là chủ tịch Chi Hội Sinh Học Phân Tử Y Khoa Việt Nam. Ông còn có các hợp tác cùng với TS. Kenji Abe tại Viện Quốc Gia Các Bệnh Truyền Nhiễm Tokyo, Nhật Bản để nghiên cứu dịch tễ phân tử và bệnh học nhiều bệnh nhiễm, đặc biệt bệnh Viêm gan siêu vi B và C (HBV/HCV) trên các bệnh nhân ung thư gan và sự lan tràn của rubella virus tại Việt Nam và Châu Á.
    Dr Phan Hung Van
    IMG 9689
    IMG 9693
    IMG 9697Với sự dẫn dắt của những người thầy giàu kinh nghiệp, với cơ sở hạ tầng quy mô và trang thiết bị thực hành hiện đại, cùng phương châm lý thuyết luôn đi đôi với thực hành, sinh viên Khoa Y nói riêng cũng như sinh viên các khoa khác của Đại học Tân Tạo nói chung sẽ có đủ điều kiện để học tập và bồi dưỡng kiến thức lý thuyết chuyên môn cũng như kỹ năng thực hành cùng với khả năng nghiên cứu sáng tạo. Sinh viên Đại học Tân Tạo sẽ có đủ tự tin và bản lĩnh sánh vai cùng các bạn sinh viên khác trong và ngoài khu vực cả về trình độ chuyên môn đến khả năng thực nghiệm. Đại học Tân Tạo nơi giá trị tri thức được nâng tầm và phát triển.
    Ban tuyển sinh
    Đại lộ Đại học Tân Tạo,
    Tp. Tri Thức Tân Đức, Đức Hòa, Long An
    Điện thoại: (072) 376 9216
    Website: www.ttu.edu.vn
    DƯƠNG HƯNG
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mon-vi-sinh-hoc-voi-chuong-trinh-tien-tien-hoa-ky-a68695.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan