Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Mỗi năm có 289 ngàn trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì tiêu chảy

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo báo cáo mới nhất năm 2018 của tổ chức Cứu trợ Nước quốc tế, mỗi năm có 289 ngàn trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì mắc bệnh tiêu chảy do sử dụng nước bẩn và vệ sinh kém.

    Theo báo cáo mới nhất năm 2018 của tổ chức Cứu trợ Nước quốc tế, mỗi năm có 289 ngàn trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì mắc bệnh tiêu chảy do sử dụng nước bẩn và vệ sinh kém.

    Trẻ em – Đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng

    Tiêu chảy và các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa làm mất đi sự sống của gần 140 ngàn trẻ em từ 5 đến 14 tuổi hàng năm; tiêu chảy cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tại Việt Nam, các bệnh truyền nhiễm gây dịch có tỷ lệ mắc trên 100.000 dân cao nhất là cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng, lỵ. Như vậy, có khoảng gần một nửa các bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc cao nhất là những bệnh liên quan tới nước sạch và vệ sinh môi trường. Ngân hàng thế giới ước tính Việt Nam mất đi khoảng 16 nghìn tỷ đồng mỗi năm do vệ sinh kém.

    Bệnh nhi điều trị tiêu chảy. Ảnh: Báo Long An

    Theo nghiên cứu của UNICEF, trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng khi môi trường sống và môi trường nước bị ô nhiễm. Yếu tố này bị ảnh hưởng do tình trạng phóng uế bừa bãi. Đây là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy và viêm phổi, hai căn bệnh gây tử vong cho 22% số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở Việt Nam. Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, trẻ em sống trong các thôn bản chưa có đầy đủ nhà vệ sinh có chiều cao trung bình thấp hơn 3,5cm so với trẻ em dưới 5 tuổi sống ở những nơi có điều kiện vệ sinh đảm bảo.

    Nan giải vấn đề phóng uế

    Ở các vùng nông thôn, miền núi, việc phóng uế bừa bãi vẫn diễn ra khá phổ biến. Còn ở thành phố, tình trạng này gây đau đầu các lãnh đạo.

    Để giải quyết tình trạng này, bà Hương cho biết Bộ Y tế triển khai các giải pháp cải thiện vệ sinh quyết liệt và phù hợp cho từng nhóm người, từng vùng miền. Mục tiêu Việt Nam đến năm 2025 chấm dứt tình trạng phóng uế bừa bãi và 100% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh trong năm 2030.

    Bộ Y tế phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các đơn vị liên quan triển khai thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nâng cao chất lượng cuộc sống cho 20 triệu người dân Việt Nam. Từ năm 2014 đến nay đã xây dựng, sửa chữa và nâng cấp gần 1.000 nhà vệ sinh trong cam kết 800 nhà vệ sinh đến năm 2018. Nâng cao nhận thức về giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh cho hơn 2 triệu người dân và hơn 100.000 học sinh tiểu học.

    Nhằm cải thiện tình trạng thiếu nhà VSCC trong bối cảnh ngân sách TP còn eo hẹp, UBND TP đã có chủ trương đầu tư, lắp đặt và đưa vào vận hành 1.000 nhà VSCC theo hình thức xã hội hóa.

    Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, nhiều nhà vệ sinh mới đưa vào sử dụng đã bị lỗi, trang thiết bị hư hỏng. Thậm chí nhiều cái mới làm xong đã khóa cửa, bỏ hoang vì chưa kết nối được điện nước.

    Theo tìm hiểu, hiện nay, hệ thống nhà VSCC trên địa bàn TP đang được giao cho nhiều đơn vị quản lý, vận hành.

    Bà Trần Thị Vân (Dốc Thọ Lão, quận Hai Bà Trưng) chia sẻ, hàng ngày, tôi đi tập thể dục tại Vườn hoa Pasteur, ở đây có hai nhà VSCC, cái mới lắp sạch đẹp thì không thấy thu phí còn cái cũ thì lại thu. TP nên có chủ trương thống nhất về việc này để người dân không “bối rối” mỗi khi phải vào.

    Tuy nhiên, tôi thấy hệ thống nhà vệ sinh cũ đã xuống cấp, thường xuyên bốc mùi bẩn thỉu, người dân chúng tôi sẵn sàng đóng phí, để từ đó, Nhà nước lấy nguồn thu đầu tư lại các dịch vụ cho tốt hơn”.

    Trước thực trạng này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thời gian tới, TP sẽ cho lắp đặt thêm các nhà VSCC lưu động xung quanh các điểm du lịch, khu trung tâm… để phục vụ người dân và du khách. Điểm đáng lưu ý, Chủ tịch UBND TP yêu cầu tới đây sẽ miễn phí sử dụng nhà VSCC cho người dân trên toàn địa bàn TP. Bởi việc thu phí tại các nhà VSCC mỗi năm không đáng bao nhiêu tiền, vì vậy nên phục vụ miễn phí, kể cả với khách du lịch.

    Mặt khác, cần “mạnh tay” xử phạt hành vi phóng uế.

    Nghị định 155/2016/NĐ-CP thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quy định tăng mức phạt tiền với hành vi gây mất vệ sinh khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng như sau:

    - Phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng (quy định cũ 200.000-300.000 đồng) với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng.

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng (quy định cũ 300.000-400.000 đồng) với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc vào hệ thống thoát nước mặt trong khu đô thị.

    Khoản 2 điều này quy định, phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 (quy định cũ 1.000.000-2.000.000 đồng) với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.

    Nam Anh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/moi-nam-co-289-ngan-tre-em-duoi-5-tuoi-tu-vong-vi-tieu-chay-a254625.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan