+Aa-
    Zalo

    "Mổ xẻ" dàn khí tài của Trung Quốc khiến thế giới "giật mình" tại Triển lãm hàng không Chu Hải

    (ĐS&PL) - Triển lãm Hàng không Chu Hải thu hút sự quan tâm đặc biệt với màn ra mắt ấn tượng của nhiều sản phẩm quốc phòng lần đầu tiên được Trung Quốc giới thiệu.

    Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Trung Quốc lần thứ 15, còn gọi là Triển lãm hàng không Chu Hải, diễn ra ngày 12-17/11 tại thành phố Chu Hải ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây là triển lãm hàng không lớn nhất của Trung Quốc, được tổ chức lần đầu vào năm 1996 và diễn ra hai năm một lần.

    Biên đội tiêm kích J-10 Trung Quốc bay trình diễn theo đội hình và phun khói màu tại ngày khai mạc triển lãm. Ảnh:Reuters

    Biên đội tiêm kích J-10 Trung Quốc bay trình diễn theo đội hình và phun khói màu tại ngày khai mạc triển lãm. Ảnh:Reuters

    Triển lãm hàng không Chu Hải năm nay là dịp để Bắc Kinh giới thiệu các thành tựu trong lĩnh vực hàng không dân sự và quân sự. Sự kiện hút 1.022 doanh nghiệp tới từ 47 quốc gia và khu vực tham gia. Số lượng đại diện nước ngoài có sản phẩm trưng bày ở triển lãm là 159, tăng mạnh so với con số 78 đơn vị hồi năm 2022.

    Sự kiện gây chú ý nhất là các máy bay chiến đấu tàng hình J-35A, J-20 của Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện bên cạnh Su-57 của Nga; các đội bay biểu diễn "Hồng Ưng", "Bát Nhất" của Không quân và đội trực thăng biểu diễn của Hải quân lần đầu tiên sánh cùng đội bay biểu diễn “Dũng sĩ” lừng danh của Nga thể hiện các kỹ năng trên không.

    Máy bay J-35A với các loại tên lửa tầm xa được trang bị. Ảnh:Singtao

    Máy bay J-35A với các loại tên lửa tầm xa được trang bị. Ảnh:Singtao

    Sự kiện đánh dấu màn ra mắt trước công chúng của J-35A sau nhiều năm phát triển. Giới chuyên gia cho biết J-35 có nhiều điểm tương đồng với tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ, song điều này không đồng nghĩa Trung Quốc đã sao chép nó. Khác biệt lớn nhất là J-35 có hai động cơ, còn F-35 chỉ có một. Trong ngày khai mạc triển lãm, phi cơ J-35A bay lên không trung, thực hiện động tác lộn ngược rồi phóng đi với tốc độ cao trong tiếng hoan hô của khán giả phía dưới.

    Trong khi đó, J-20S được cho là có khả năng tác chiến kiểm soát trên không tầm trung đến tầm xa, có khả năng tấn công chính xác đối đất và đối hải, cũng như khả năng nhận biết tình huống, gây nhiễu điện tử vượt trội; đồng thời đóng vai trò trung tâm có khả năng chỉ huy và kiểm soát chiến thuật, giúp các máy bay có người lái/không người lái hiệp đồng tác chiến.

    Máy bay J-20S lần đầu tiên ra mắt công chúng. Ảnh: Singtao

    Máy bay J-20S lần đầu tiên ra mắt công chúng. Ảnh: Singtao

    Năm nay cũng là lần đầu tiên triển lãm Chu Hải có một khu vực dành riêng cho thiết bị không người lái, điều cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của loại khí tài này.

    Một số sản phẩm nổi bật được trưng bày như máy bay không người lái trinh sát tầm xa YS-20 có thể mang thiết bị quang điện bay liên tục 5 giờ liền; các hệ thống vũ khí vi sóng và tên lửa chống máy bay không người lái, chiến hạm không người lái cỡ 500 tấn, máy bay không người lái Jiutian (Cửu Thiên) được sử dụng làm “Hàng không mẫu hạm trên không” cho các máy bay không người lái cỡ nhỏ…

    Mô hình theo tỷ lệ thật của máy bay không người lái (UAV) Cửu Thiên tại sự kiện. Ảnh: Reuters

    Mô hình theo tỷ lệ thật của máy bay không người lái (UAV) Cửu Thiên tại sự kiện. Ảnh: Reuters

    Tại triển lãm hàng không lần này, các sản phẩm hướng đến thị trường hàng không vũ trụ thương mại bao gồm "tên lửa chất lượng mới" Trường Chinh-6C, tên lửa đẩy đường kính 3,8 mét đầu tiên của Trung Quốc Trường Chinh-12 và phi thuyền vận tải hàng hóa trạm vũ trụ chi phí thấp "Hạo Long" cũng được trưng bày.

    Các loại tên lửa được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Singtao

    Các loại tên lửa được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Singtao

    Ngoài ra, trong màn trình diễn động đổ bộ đường không của các thiết bị mặt đất được khán giả trong và ngoài nước rất mong đợi, Tập đoàn Công nghiệp Binh khí Trung Quốc đã sử dụng các loại xe tăng chiến đấu chủ lực kiểu mới, xe thiết giáp bánh lốp và thiết bị đột kích làm lực lượng cốt cán, được bổ sung bởi các yếu tố chiến đấu mới như như trinh sát phòng không và tình báo, thể hiện khả năng chiến đấu tổng thể một cách có hệ thống của trang bị lục quân.

    Hệ thống phóng tên lửa bờ đối hạm. Ảnh: Singtao

    Hệ thống phóng tên lửa bờ đối hạm. Ảnh: Singtao

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/mo-xe-dan-khi-tai-cua-trung-quoc-khien-the-gioi-giat-minh-tai-trien-lam-hang-khong-chu-hai-a481091.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan