(ĐSPL) - Trong khi Ukraina, Nga và lực lượng ly khai đều có khả năng bắn rơi máy bay Malaysia, một số bằng chứng có vẻ như bất lợi cho lực lượng nổi dậy.
Chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia rơi xuống khu vực tỉnh Donetsk khi đang bay ở độ cao hơn 10.00m. Vị trí máy bay rơi chỉ cách biên giới với Nga khoảng 32km khi đang từ Amsterdam trở về Kuala Lumpur.
Những thông tin ban đầu đều hướng đến khả năng máy bay bị bắn hạ bằng tên lửa hơn là gặp tai nạn do lỗi kỹ thuật. Tuy nhiên, dường như máy bay đã bị bắn rơi một cách hoàn toàn ngẫu nhiên chứ không phải vì mục đích chính trị hay quân sự ở Ukraina.
Cho đến nay, câu hỏi lớn nhất đặt ra vẫn là lực lượng nào đã sử dụng tên lửa bắn rơi máy bay chở khách Boeing 777 của Malaysia Airlines.
1. Lực lượng ly khai ở miền đông Ukraina
Ngay khi vụ tai nạn xảy ra, một số quan chức chính phủ Ukaina đã cáo buộc phía lực lượng ly khai phải chịu trách nhiệm về việc bắn rơi MH17.
Các tay súng nổi dậy luôn tìm cách nhắm bắn máy bay Ukraina khi các máy bay này bay qua khu vực mà lực lượng ly khai kiểm soát. Xét về tiềm lực quân sự bị giới hạn, lực lượng ly khai ở miền đông cũng có khả năng xác định nhầm máy bay dân dụng thành máy bay quân sự. Lưu ý rằng chuyến bay MH17 có lộ trình từ Amsterdam trở về Kuala Lumpur, tức là bay từ lãnh thổ Ukraina hướng về Nga.
|
Lực lượng ly khai có thể đã sở hữu hệ thống tên lửa Buk
|
Lực lượng ly khai ở miền đông Ukraina đăng tải một đoạn bình luận trên mạng xã hội Twitter nói rằng đã bắn rơi thêm một máy bay vận tải quân sự của quân đội Ukraina. Đoạn bình luận này sau đó đã được gỡ bỏ khiến cho người ta nghi ngờ rằng các tay súng nổi dậy đã nhầm máy bay quân sự Ukraina với máy bay dân dụng của hãng hàng không Malaysia.
Câu hỏi lớn nhất hiện nay là nếu như lực lượng ly khai có động cơ để bắn nhầm máy bay chở khách, liệu họ có vũ khí cần thiết và khả năng để thực hiện điều này? "Dựa trên độ cao và tốc độ của máy bay, chỉ có loại tên lửa đất đối không tầm trung mới có thể bắn hạ chiếc Boieng 777. Lực lượng ly khai luôn khẳng định ràng họ chỉ có những loại tên lửa vác vai và không có khả năng nhắm bắn máy bay ở độ cao 10.000m
2. Nga
Nga hiện đang tập trung một lượng lớn quân đội ở biên giới với Ukraina. Trong những ngày qua, phía Ukraina luôn cáo buộc Nga đã sử dụng tên lửa không đối không bắn rơi máy bay chiến đấu Su-25 của không quân Ukraina. Ngày 14/7, chính phủ Ukraina cũng cho rằng có mối liên hệ giữa máy bay vận tải quân sự An-26 bị bắn rơi bởi hệ thống tên lửa không đối đất trong lãnh thổ Nga. |
Hiện trường vụ tai nạn ở miền đông Ukraina
|
Thực tế cho thấy chiếc Boeing 777 bay từ tây sang đông có thể đã khiến lực lượng phòng không Nga nhận dạng nhầm là máy bay quân sự. Tuy nhiên, Nga có hệ thống radar tối tân và khó có khả năng nhầm lẫn giữa chiếc Boeing của chuyến bay MH17 - vốn đã lên lịch trình sẵn - với máy bay chiến đấu của Ukraina.
3. Ukraina
Cuối cùng, có khả năng rằng Ukraina đã bắn rơi máy bay bởi nhận diện nhầm là máy bay chiến đấu của Nga bay trong lãnh thổ Ukraina. Có nguồn tin nói rằng chính phủ Ukraina đã tuyên bố chiến dịch chống khủng bố ở miền đông và yêu cầu các máy bay dân dụng phải bay ở độ cao hơn 7.900m. Chuyến bay MH17 đang bay ở độ cao hơn 10.000m thì bị bắn rơi nhưng cũng có khả năng lực lượng phòng không Ukraina đã nhầm lẫn trong việc xác định độ cao của máy bay.
Việc chiếc Boeing 777 bay qua không phận Ukraina hướng đến Nga cũng khiến cho khả năng chính Ukraina bắn rơi máy bay khó có thể xảy ra.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mh17-luc-luong-nao-da-ban-ha-may-bay-malasyia-a41815.html