+Aa-
    Zalo

    Mẹ nhường tử cung cho con gái

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tình yêu của một người mẹ đối với con mình có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên thế giới.

    Tình yêu của một người mẹ đối với con mình có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên thế giới.

    Gần đây, một phụ nữ ở Ấn Độ đã hiến tặng thành công tử cung cho con gái mình sau một phẫu thuật ghép tử cung đầu tiên ở nước này. Sau khi phát hiện ra rằng cô con gái 21 tuổi của mình không thể sinh con được vì không có tử cung, bà mẹ  43 tuổi này đã tình nguyện hiến tủ cung cho con gái mình.

    Thủ thuật này chỉ được làm thành công 5 lần, bởi một nhóm bác sĩ phẫu thuật ở Thụy Điển.

    Cuộc phẫu thuật được thực hiện bởi Tiến sĩ Shailesh Puntambekar và nhóm của ông tại Bệnh viện Galaxy Care ở Pune, Ấn Độ, đã diễn ra trong 9 giờ, và cả hai bệnh nhân đều trong tình trạng ổn định.

    Ông nói: "Chúng tôi chịu trách nhiệm về bệnh nhân và hoàn thành ước mơ được làm mẹ, điều mà trước đây cô ấy không làm được.

    Tỷ lệ những phụ nữ mắc khuyết tật bẩm sinh không có tử cung là 1/5 000, hay còn gọi là hội chứng Mayer-Rokitansky-Küster-Hauser. Nếu không làm phẫu thuật ghép tử cung, họ sẽ chẳng bao giờ có được cơ hội làm mẹ.

    Một số phụ nữ khác cũng cần được làm phẫu thuật này vì họ đã bị cắt tử cung do bị tổn thương hoặc nhiễm trùng. Ung thư tử cung ước tính ảnh hưởng đến 1,5 triệu phụ nữ trên toàn cầu.

    Phẫu thuật này được bắt đầu bằng cách lấy trứng của người cần ghép tử cung, sau đó đưa đi thụ tinh và làm đông lạnh nó lại. Sau khi phẫu thuật ghép được hoàn thành, bệnh nhân sẽ có một khoảng thời gian điều trị cho đến khi hoàn toàn khỏe mạnh và đáp ứng được các điều kiện mang thai. Lúc đó trứng sẽ được cấy vào tử cung của họ thông qua một quá trình được gọi là thụ tinh ống nghiệm. Người được ghép tử cung không thể thụ thai thông qua quan hệ tình dục.

    Sáu đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh đã được sinh ra từ 5 người nhận ghép tử cung. Một số quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Đức, Ả-rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã từng cố gắng cấy ghép tử cung trước đây. Nhưng cho đến khi Tiến sĩ Puntambekar và nhóm của ông đã thành công, thì cũng chỉ còn có nhóm bác sĩ ở Thụy Điển đã thành công mà thôi.

    Theo thecoverage

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/me-nhuong-tu-cung-cho-con-gai-a191187.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan