Theo Sohu, một bà mẹ ở Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc) đắp chăn thật dày để giữ ấm cho con gái 2 tháng tuổi trong mùa đông lạnh giá. Thế nhưng không lâu sau, gia đình phát hiện cô bé khó thở, ngủ li bì nên vội vàng đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Nhờ được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi các bác sĩ thực hiện nhiều biện pháp cấp cứu, tim của bé gái 2 tháng tuổi đập trở lại, hiện tượng xuất huyết tiêu hóa cũng đã ngừng. Bác sĩ cho biết cô bé đã qua cơn nguy hiểm nhưng vẫn cần theo dõi thêm về những tổn thương não có thể xảy ra.
Tình trạng ngưng thở khi ngủ thường phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, nhất là các bé chưa đầy tháng. Nếu không xử lý kịp thời, hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến trẻ đột tử trong thời gian ngắn.
Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ sơ sinh thường do cấu trúc thân não (cơ quan điều hòa nhịp thở) chưa hoàn thiện hoặc tắc nghẽn đường thở.
Một số nguyên nhân khác gồm xuất huyết não, tiếp xúc với thuốc hoặc chất độc, dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng, bệnh hô hấp, các vấn đề về đường tiêu hóa, mất cân bằng sinh hóa trong cơ thể (lượng canxi hoặc glucose thừa hoặc thiếu), các vấn đề về tim hoặc mạch máu…
Để tránh xảy ra hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ, bố mẹ và người chăm sóc cần lưu ý những việc sau:
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, mềm mại và thoáng khí cho bé. Nên dùng chăm bông ấm và nhẹ thay vì chăn bông quá nặng.
- Khi thời tiết lạnh, không nên đắp chăn bông quá dày cho trẻ, cần tạo cho bé một khoảng trống nhất định để bé vận động, nếu không bé sẽ cảm thấy không thoải mái.
- Tránh cho trẻ nằm ngủ trên tay bố mẹ, không nên cho bé ngậm núm ti khi ngủ vì rất dễ xảy ra tai nạn.
- Không nên quấn quá kín khi đưa trẻ ra ngoài.
- Không trùm khăn tắm lên đầu trẻ để tránh khăn rơi vào mặt bé, gây thiếu oxy hoặc ngạt thở khi trẻ vận động.
- Thường xuyên theo dõi trẻ khi ngủ, kiểm tra xem tay chân trẻ có ra mồ hôi không, trán có nóng không, chăn bông có che mũi của trẻ hay không.
Đinh Kim(T/h)