+Aa-
    Zalo

    Máy bay Ấn Độ hạ cánh khẩn cấp tại Nga do gặp sự cố kỹ thuật

    (ĐS&PL) - Một máy bay của hãng hàng không Air India phải chuyển hướng và hạ cánh xuống một sân bay ở vùng Viễn Đông của Nga, sau khi gặp sự cố kỹ thuật với một trong các động cơ.

    Ngày 6/6, Hãng hàng không Air India cho biết một máy bay của hãng đã buộc phải chuyển hướng và hạ cánh xuống một sân bay tại thị trấn Magadan (bờ biển Okhotsk thuộc vùng Viễn Đông của Nga), khi đang trong hành trình từ Delhi (Ấn Độ) đến San Francisco (Mỹ). 

    Sự việc xảy ra sau khi máy bay gặp sự cố kỹ thuật liên quan tới một trong các động cơ. Toàn bộ 216 hành khách và 16 thành viên phi hành đoàn trên máy bay đã được hỗ trợ và nghỉ qua đêm trong khách sạn địa phương.

    Air India đã lên kế hoạch điều một máy bay khác đến đón các hành khách và tiếp tục hành trình. Hãnh hàng không Ấn Độ không thể chia sẻ bất kỳ thông tin chi tiết nào về hành khách.

    Theo Cơ quan hàng không Nga (Rosaviatsiya), đơn vị đang kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy bay sau khi phương tiện này hạ cánh xuống sân bay Magadan. Bên cạnh đó, họ đã cho phép chuyến bay thay thế hạ cánh tại đó lúc 3h ngày 7/6 (giờ địa phương).

    Việc chiếc máy bay thân rộng Boeing (BA.N 777) chuyển hướng diễn ra trong bối cảnh mới đây, Giám đốc điều hành của hãng hàng không United Airlines (UAL.O) Scott Kirby cảnh báo về nguy cơ những máy bay chở các công dân Mỹ có thể bị buộc hạ cánh tại Nga.

    “Chúng tôi biết về một chuyến bay đến Mỹ đã phải hạ cánh khẩn cấp ở Nga và đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình”, Reuters dẫn lời Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel. Ông Patel cũng nói rằng, “có khả năng” có hành khách người Mỹ trên chuyến bay này.

    may bay an do ha canh khan cap tai nga do gap su co ky thuat
    Một chuyến bay từ Delhi (Ấn Độ) đến San Francisco (Mỹ) của hãng hàng không Air India phải hạ cánh khẩn cấp xuống Nga. Ảnh: Reuters

    Sự việc nói trên cũng đặt ra câu hỏi về việc chiếc Boeing 777 trị giá 200 triệu USD, chiếc máy bay nổi tiếng do Mỹ chế tạo với động cơ do General Electric (GE.N) sản xuất, có thể được sửa chữa nhanh ra sao trong bối cảnh Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cấm xuất khẩu các mặt hàng hàng không sang Nga.

    Bộ Thương mại Mỹ không lập tức trả lời các yêu cầu bình luận. Trong khi đó, ông Pastel từ chối cho biết liệu Mỹ có chấp thuận xuất khẩu các bộ phận sửa chữa nếu cần hay không.

    Được biết, Nga đã cấm các hãng hàng không Mỹ và nhiều nước khác bay qua không phận nhằm đáp trả việc Washington áp đặt lệnh cấm các chuyến bay của Nga qua Mỹ vào tháng 3/2022, sau khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

    Tuy nhiên, Air India và một số hãng hàng không ở vùng Vịnh, Trung Quốc và châu Phi vẫn hoạt động bình thường qua không phận Nga, cho phép họ rút ngắn thời gian bay và cạnh tranh tốt hơn với đối thủ ở Mỹ.

    Đinh Kim(Theo Reuters)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/may-bay-an-do-ha-canh-khan-cap-tai-nga-do-gap-su-co-ky-thuat-a578035.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan