Đám đông chen chúc, phấn hoa đầy trời, khách sạn chật ních không còn chỗ trống… hàng loạt vấn đề mà bạn cần đối phó để có những bức hình chụp hoa anh đào nở rộ ở Nhật Bản.
Mặt tích cực
Mùa hoa anh đào nở ở Tokyo - ảnh Bloomberg. |
Đây là thời gian đẹp nhất trong năm ở Nhật Bản. Các bản tin cập nhật thường xuyên những địa điểm có hoa anh đào đang nở rộ, các desktop màn hình, vỏ bọc điện thoại đều có màu hồng phấn. Thậm chí ngay cả giấy gói thực phẩm cũng có in những bông hoa anh đào tươi tắn.
Lễ hội Hanami – lễ hội ngắm hoa anh đào – hàng năm đã kéo dài từ hàng thế kỷ nay ở Nhật Bản và công viên Ueno ở Tokyo được giới truyền thông coi là điểm bắt đầu cho sự kiện mùa anh đào nở hoa này. Mặc dù, ở những vùng phía nam như tỉnh Okinawa, những cây anh đào đã nở hoa và rơi vào giữa tháng 1.
Các ứng dụng điện thoại thông minh liên tục cung cấp thông tin chi tiết về thời điểm nở hoa tại các khu vực khác nhau từ Cơ qua Khí tượng Thủy văn Nhật Bản. Có thể nói họ đã “đi theo” những bông hoa anh đào từ phía Nam cho tới tận cùng phương Bắc của đất nước.
Sự chú ý của mọi người đổ dồn vào những thông báo này. Các gia đình và nhóm bạn bè tụ tập nhau trong các công viên và vườn cây, cắt đặt người giữ chỗ, người khuân vác đồ ăn thức uống, thảm trải… Có người còn mang cả máy hát Karaoke di động, lén lút mang theo rượu (vốn bị cấm). Họ trang bị chăn chiếu, quần áo ấm cho ban đêm khi nhiệt độ giảm xuống. Dù phải chịu đựng rét mướt nhưng cũng đáng khi được ngắm cảnh những ngọn đèn lồng chiếu sáng các tán cây.
Đi dã ngoại tại Fukuoka trong mùa hoa anh đào. Hình ảnh: Kyodo. |
Đối với những người không thể đặt được một chỗ dã ngoại thì đã có những quầy hàng ăn uống phục vụ món yakitori (gà xiên nướng), bánh bao và mì xào. Vào năm 2014, McDonald đã tham gia vào sự kiện này với chiếc bánh burger hoa anh đào. Và tháng trước, Starbucks giới thiệu món đồ uống sakura raspberry milk. Không chịu lạc hậu, Coca Cola đã phát hành một loại trà sữa có hương vị cherry và hoa anh đào còn Pepsi... Tóm lại nhà nhà sáng tạo.
Theo truyền thống dân gian Phật giáo của Nhật Bản, cánh hoa mỏng manh tượng trưng cho bản chất tạm thời của cuộc sống và đã thành chủ đề của rất nhiều tác phẩm thơ ca. Một số người tin rằng những bông hoa nở rộ này tượng trưng cho những linh hồn của các chiến binh bị chết trận do đó mô típ hoa anh đào thường xuyên có mặt trong các hình xăm irezumi truyền thống.
Có những quy tắc nghiêm ngặt về hành vi cư xử trong lễ hội Hanami - Nếu một du khách nước ngoài ngắt một cánh hoa anh đào, người Nhật tuy rằng trong lòng rất không tán thành tuy nhiên tính lịch sự quá mức của họ sẽ giữ họ yên lặng không nói gì. Tuy vậy, nếu ngắt hẳn một cành hoa lại giống như một hành vi khiêu khích và phải đối mặt với sự chỉ trích thậm tệ.
Chẳng có gì tồn tại lâu dài và đối với người Nhật, sự quyến rũ duy nhất của mùa hoa anh đào chỉ là đi lang thang giữa những cây hoa nở rộ, giữa những cơn mưa cánh hoa màu hồng (hanafubuki). Có câu nói rằng nếu lúc đó bạn bắt được một cánh hoa sẽ mang lại điềm lành.
Mùa hoa anh đào nở là khoảng thời gian bận rộn ở Tokyo. Ảnh: EPA. |
Mặt trái
Làm sao để có mặt đúng vào thời điểm các cây anh đào trút mưa hoa là nhiệm vụ không hề dễ dàng đặc biệt đối với du khách nước ngoài, những người đã đặt vé máy bay và khách sạn từ lâu trước đó. Thật khó dự đoán được lúc nào hoa anh đào rơi xuống. Thông thường, để có thể đầy đủ trải nghiệm đầy đủ mùa hoa anh đào, bạn phải mất ít nhất một tuần. Nhưng phòng ở khách sạn tại các thành phố lớn như Tokyo và Kyodo không hề rẻ và thường xuyên là cung không đủ cầu.
[poll3]1754[/poll3]
Ngoài việc phấn hoa có các chất gây dị ứng, hoa anh đào còn gây hại hơn khi là nguyên nhân tạo nên chứng sốt rét, làm ảnh hưởng đến một phần tư dân số 127 triệu người của Nhật Bản. Mặt nạ và kính bảo hộ bị tranh cướp mua sạch còn các dược sĩ kê đơn thuốc cho những người tham dự Hanami sau bị đau mắt và ngứa mũi.
Không phải chỉ có mỗi con người thích những những cây hoa nhiều màu sắc này. Được trồng từ những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhiều cây anh đào đã gần hết tuổi thọ. Những cái cây già cỗi này là ổ cho những sâu bệnh như nạn bọ cánh cứng cổ dài đã khiến phần lớn trong số 44.000 cây anh đào ở Tokyo bị đốn hạ và thay thế bởi cây mới.
Một con bọ long long đỏ cổ. |
Điều này đã dẫn đến những cuộc biểu tình của những người quyết giữ gìn truyền thống, chướng mắt khi thấy những cây anh đào lâu đời bị thay thế bởi những cây non, chống lại chủ chương đốn hạ cây.
Và không phải người Nhật Bản nào cũng đánh giá cao cây anh đào. Thuật ngữ "hana yori dango" trong tiếng Nhật, được dịch là "bánh còn hơn hoa”, để chỉ hiện tượng thực tế là những người đánh cờ hiệu đầy thanh lịch là đi ngắm hoa nhưng thực tế là họ sẽ nhanh chóng kiếm chỗ để tìm cái ăn. Vào thời điểm này, có vô số những đồ ăn thức uống mang màu hồng của hoa anh đào bắt mắt đi kèm với những bao bì sặc sỡ, rồi quà lưu niệm… để rồi tất cả chúng đều chạy tới bãi rác thải. Đó cũng có thể coi là một mặt trái của vẻ đẹp – gây ô nhiễm môi trường.
Hồi chiến tranh thế giới thứ hai, những bông hoa anh đào mỏng manh còn bị ghán ghép cho những chiến binh cảm tử. Các công dân bị tẩy não tin rằng linh hồn những viên phi công hy sinh khi làm nhiệm vụ sẽ hóa thân thành hoa anh đào. Vì thế, người ta trang trí hình hoa anh đào lên thân máy bay và gọi những chuyến bay cảm tử đó là ohka – nghĩa rất dễ đoán là “hoa anh đào nở rộ”.
Theo SCMP