+Aa-
    Zalo

    Màn trình diễn của tên lửa Mistral: “Sát thủ” tối tân, gọn nhẹ của phòng không châu Âu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đầu dò của tên lửa Mistral được áp dụng những công nghệ mới nhất, cho phép tấn công mục tiêu có tín hiệu hồng ngoại mờ nhạt từ khoảng cách xa.

    Đầu dò của tên lửa Mistral được áp dụng những công nghệ mới nhất, cho phép tấn công mục tiêu có tín hiệu hồng ngoại mờ nhạt từ khoảng cách xa.

    [presscloud]6924[/presscloud]

    Tên lửa phòng không vác vai Mistral là sản phẩm do Tập đoàn công nghiệp quốc phòng châu Âu MBDA sản xuất, vũ khí này chính thức phục vụ từ năm 1988.

    Thông số kỹ thuật cơ bản của tên lửa Mistral gồm: chiều dài 1,86 m; đường kính 90 mm; mang theo đầu đạn trọng lượng 2,95 kg; động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tốc độ tối đa 800 m/s (Mach 2,6); tầm bắn hiệu quả trên 6 km.

    Tên lửa được lắp đầu tự dẫn hồng ngoại với ngòi nổ laser cận đích hoặc va chạm, cho xác suất trúng đích rất cao và đề kháng trước các phương tiện gây nhiễu, mồi bẫy.

    Đầu dò của tên lửa Mistral được áp dụng những công nghệ mới nhất, cho phép tấn công mục tiêu có tín hiệu hồng ngoại mờ nhạt từ khoảng cách xa, tức là nó sẽ đánh chặn được cả mục tiêu mặt đất, mặt nước.

    Để chứng minh tính năng thứ hai của tên lửa phòng không vác vai Mistral, Tập đoàn MBDA mới đây đã tổ chức một buổi bắn trình diễn từ module SIMBAD-RC.

    SIMBAD-RC là một module bệ phóng có kích thước nhỏ được điều khiển từ xa, có thể dễ dàng tích hợp lên bất cứ nền tảng tàu xuồng cỡ nhỏ nào, trên đó lắp 2 tên lửa Mistral sẵn sàng phóng.

    Đối tượng của cuộc thử nghiệm trên là một chiếc xuồng cao tốc được điều khiển từ xa, MBDA mô phỏng một vụ tấn công cảm tử vẫn được các phần tử khủng bố thực hiện.

    Buổi bắn trình diễn từ module SIMBAD-RC. Ảnh cắt từ video

    Đây là kịch bản được xây dựng nhằm phản ứng nhanh trước tình huống bảo vệ chiến hạm trước cuộc tấn công phi đối xứng bằng ca nô, xuồng cao tốc có tốc độ nhanh và kích thước nhỏ, khi việc huy động tên lửa chống hạm tỏ ra quá lãng phí còn sử dụng đạn pháo thì chưa chắc mang lại hiệu quả cần thiết.

    Bởi vậy giải pháp sử dụng tên lửa phòng không vác vai Mistral để bổ trợ cho pháo hạm trong việc tiêu diệt những mục tiêu có kích thước nhỏ và di chuyển rất nhanh như xuồng cao tốc là cực kỳ hợp lý.

    Trong khi đó SIMBAD-RC là module hệ thống phòng không tầm ngắn chuyên lắp đặt trên tàu hải quân được điều khiển từ xa, cung cấp năng lực phòng vệ rất tin cậy trước phương tiện tấn công đường không của đối phương với chi phí rất rẻ

    Module SIMBAD-RC có kích thước nhỏ gọn và rất dễ cài đặt, dễ dàng tích hợp lên bất cứ tàu mặt nước nào một cách nhanh chóng, mỗi tháp có hai tên lửa Mistral trong tình trạng sẵn sàng phóng.

    Khả năng điều khiển từ xa còn giúp cho nhân lực vận hành được đảm bảo an toàn trong cabin điều khiển của tàu, không phải "phơi mình" trước các mối đe dọa.

    Nhờ khả năng phản ứng rất nhanh của module tác chiến SIMBAD-RC, mối đe dọa sẽ được phát hiện từ xa, trong tầm bắn hiệu quả của tên lửa Mistral và ngoài cự ly mà đối phương có thể gây hại cho quân ta.

    Độ chính xác tuyệt đối của tên lửa Mistral sẽ đảm bảo tiêu diệt mục tiêu một cách nhanh gọn với chi phí thấp và vẫn đảm bảo đầy đủ hiệu quả so với dùng tên lửa chống hạm hay pháo bắn nhanh.

    NGUYỄN QUỲNH (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/man-trinh-dien-cua-ten-lua-mistral-sat-thu-toi-tan-gon-nhe-cua-phong-khong-chau-au-a258807.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan