+Aa-
    Zalo

    Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp cần chuẩn bị và chú ý những gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Rằm tháng Chạp không phải là một ngày đặc biệt nhưng đây là ngày rằm cuối cùng trong năm nên nhiều người Việt rất coi trọng ngày này.

    Rằm tháng Chạp không phải là một dịp đặc biệt nhưng đây là ngày rằm cuối cùng trong năm nên nhiều người Việt rất coi trọng ngày này. Chính vì vậy, việc làm lễ cúng Rằm tháng Chạp luôn được mọi người chuẩn bị một cách cẩn thận, chỉn chu và tươm tất nhất.

    Rằm tháng Chạp trong quan niệm người Việt

    Theo phong tục truyền thống của người Việt, ngày Rằm và ngày mồng Một (theo âm lịch) các gia đình sẽ thường sửa soạn hương hoa lễ vật để cúng các vị thần linh và tổ tiên. Lễ cúng vào ngày mồng Một còn được gọi là lễ Sóc là ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công. Lễ cúng vào ngày Rằm mang ý nghĩa để tưởng nhớ đến tổ tiên.

    Rằm tháng Chạp là ngày Rằm cuối cùng của năm nên được coi trọng - Ảnh: Minh họa

    Lễ cúng ngày Rằm thường diễn ra vào ngày 14-15 âm lịch. Theo quan niệm của người Việt, trong năm có 3 ngày Rằm lớn, rất quan trọng là: Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy và Rằm tháng Chạp.

    Rằm tháng Chạp là ngày Rằm cuối cùng trong năm, là ngày tiền lễ Tết ông Công ông Táo và Tết Nguyên đán. Nhiều gia đình Việt rất coi ngày này như một ngày chuẩn bị cho lễ tổng kết một năm sắp qua của cả gia đình.

    Vào ngày Rằm tháng Chạp, việc làm lễ cúng dường lên các đấng linh thiêng rất được mọi người chuẩn bị tươm tất, chu đáo để dãi tấm lòng thành của mình.

    Chính vì vậy, con người thường bày biện lễ vật cúng dường và thành tâm cầu nguyện để nhận được sự phù hộ, độ trì cho gia đình, người thân khỏe mạnh, bình an, may mắn, thành đạt.

    Mâm cỗ cúng Rằm Tháng Chạp gồm những món gì?

    Đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp không quá cầu kỳ hay coi trọng về số lễ vật cúng, miễn sao thể hiện thành tâm của gia chủ. Tùy theo cách thức tiến hành lễ cúng là lễ chay hay mặn mà có sự chuẩn bị khác nhau. Đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp thường có:

    Mâm cỗ chay cúng Rằm Tháng Chạp

    Hương, hoa tươi, hoa quả, trầu cau, nước sạch, nến hoặc đèn dầu, tiền vàng…

    Mâm cỗ mặn cúng Rằm Tháng Chạp

    Mâm cỗ mặn cúng Rằm Tháng Chạp nên có thịt gà luộc, xôi (hoặc bánh chưng), khoanh giò/chả, các món mặn khác và rượu. Cúng rằm tháng Chạp có thể dùng bánh chưng hoặc xôi gấc có màu đỏ với quan niệm may mắn cho cả gia đình.

    Mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp luôn được chuẩn bị cẩn thận - Ảnh: Minh họa

    Quỳnh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mam-co-cung-ram-thang-chap-can-chuan-bi-va-chu-y-nhung-gi-a259547.html
    Phố ngập sắc đào ngày Rằm tháng Chạp

    Phố ngập sắc đào ngày Rằm tháng Chạp

    (ĐSPL) - Không cần đợi đến giáp Tết Nguyên Đán, người dân Hà Nội đã nhộn nhịp xuống phố chọn những cành đào đẹp, thắm sắc nhất để trưng trong nhà ngày Rằm tháng Chạp.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phố ngập sắc đào ngày Rằm tháng Chạp

    Phố ngập sắc đào ngày Rằm tháng Chạp

    (ĐSPL) - Không cần đợi đến giáp Tết Nguyên Đán, người dân Hà Nội đã nhộn nhịp xuống phố chọn những cành đào đẹp, thắm sắc nhất để trưng trong nhà ngày Rằm tháng Chạp.