(ĐSPL) - Một con cá heo dài 2,4m và ước nặng trên 300kg chết dạt vào bờ đã được người dân Quảng Ngãi tổ chức mai táng.
Theo nguồn tin từ báo Lao động, chiều 22/12, Phòng VH-TT huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) và chính quyền xã Phổ Khánh cùng với người dân thôn Quy Thiện đã tiến hành mai táng cá heo bị chết dạt vào bờ.
Con cá heo được người dân phát hiện dài 2,4m và ước nặng trên 300kg chết dạt vào bờ vào khoảng 14h cùng ngày.
Cá heo được mai táng theo tín ngưỡng của người dân biển. Ảnh: Lao động |
Trước đó, ngày 14/12, trong lúc ra biển, những ngư dân thôn Bắc Hà, xã Kỳ Hà, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cũng đã phát hiện xác một con cá heo bị trôi dạt vào biển thôn Bắc Hà.
Con cá heo này nặng gần 100kg, dài khoảng 2m.
Sau khi nhận được tin báo của người dân, chính quyền địa phương và người dân đã tiến hành lễ chôn cất cho chú cá.
Theo tín ngưỡng của người dân miền biển, cá heo là Cá Ông, thường phù hộ và giúp đỡ những ngư dân đánh bắt trên biển. Vì vậy, sau khi phát hiện cá heo chết, họ liền báo cáo với chính quyền và cùng nhau chuyển cá lên bờ; tổ chức cúng bái, mai táng theo phong tục cổ truyền hàng trăm năm qua.
Điều 8. Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản 1. Nhà nước có chính sách bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là các loài thuỷ sản đang có nguy cơ tuyệt chủng, các loài quý hiếm, các loài có giá trị kinh tế cao và các loài có ý nghĩa khoa học; khuyến khích nghiên cứu khoa học để có các biện pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn lợi thuỷ sản; đầu tư sản xuất giống thuỷ sản để thả vào môi trường sống tự nhiên và tạo ra các vùng cư trú nhân tạo nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. 2. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thực hiện việc bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Bộ Thuỷ sản định kỳ công bố: A) Danh mục các loài thuỷ sản đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và các loài thuỷ sản khác bị cấm khai thác; danh mục các loài thuỷ sản bị cấm khai thác có thời hạn và thời gian cấm khai thác; B) Các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ bị cấm sử dụng hoặc bị hạn chế sử dụng; C) Chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản được phép khai thác, mùa vụ khai thác; D) Khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn. 4. Trong trường hợp cần thiết và được sự đồng ý của Bộ Thuỷ sản, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) công bố bổ sung những nội dung quy định tại khoản 3 Điều này cho phù hợp với thực tế hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản tại địa phương. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo. |
(Tổng hợp)