+Aa-
    Zalo

    Mã số thuế thu nhập cá nhân bị đăng ký trộm và cách giải quyết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Một số cá nhân, tổ chức đã trộm mã số thuế của người khác để phân tán khoản thu của mình.

    (ĐSPL) - Một số cá nhân, tổ chức đã trộm mã số thuế của người khác để phân tán khoản thu của mình.
    Cho mình hỏi:Mình làm ngành Y hiện chỉ tạm làm phòng khám tư. Hiện mình tra cứu thấy mình đã được đăng ký Mã số thuế thu nhập cá nhân. Vấn đề là mình không tự đăng ký, mình hỏi thì phòng khám cũng không làm việc này. Mình xin hỏi làm sao biết nơi nào đã đăng ký và có trường hợp ai đó đăng ký cho mình vì mục đích xấu không?
    Xin cám ơn! 
    Danh Thanh Tâm <[email protected]>

    chú thích ảnh

    Xin đưa ra ý kiến để bạn tham khảo
    Theo thông tin bạn gửi, bạn không nói là trước đó bạn có làm việc nơi nào không. Nếu trước đó bạn có làm việc, rất có thể nơi đó đã đăng ký mã số thuế thu nhập cho bạn mà bạn không biết.
    Bạn cũng cần xác định xem chứng minh nhân dân (CMND) của bạn gõ vào kiểm tra đã có mã số thuế thì tên bạn hay tên ai? Nếu tên bạn thì chắc là ai đó đã đăng ký mã số thuế để làm lương thêm cho doanh nghiệp (DN) họ. Còn không phải tên bạn, nghĩ là đúng số CMND của mình lại là tên người khác thì đã bị trùng CMND, bạn làm công văn gửi thuế xin cấp mã số thuế khác.
    Việc doanh nghiệp lấy mã số thuế của bạn là những trường hợp xảy ra khi DN làm khống bảng lương để đẩy chi phí lên, nhằm giảm thuế thu nhập DN. Để né hoặc giảm khoản thuế thu nhập DN, một số đơn vị đã sử dụng “thủ thuật” tăng số nhân viên từ 10 người lên 15 hoặc 20 người nhằm nâng chi phí, giảm lãi hoặc thậm chí biến hóa con số lợi nhuận thành âm. Các DN thường hợp pháp hóa số nhân viên này bằng tận dụng một số hồ sơ xin việc, tự tạo hợp đồng lao động rồi tự ký vào bảng lương. Đây là cách hiện rất nhiều DN đang dùng để trốn thuế. Việc giả mạo hồ sơ không khó, chủ yếu là sử dụng tên của người lao động, còn bảng lương và chữ ký DN thường “tự biên tự diễn”.
    Nếu thực sự các DN đã cố tình kê khai khống chi phí chi trả thu nhập cho những cá nhân mà thực tế những cá nhân đó không hề được nhận thì cơ quan thuế sẽ tính phạt về các hành vi trốn thuế đối với DN đó...
    Tuy nhiên, cơ quan thuế cũng đang phải đối mặt với những khó khăn để chấm dứt tình trạng này trong tương lai. Bởi hiện nay, việc một cá nhân có thể bị người khác lấy và sử dụng mã số thuế không phải là chuyện gì khó khăn... chỉ cần có số chứng minh nhân dân, và lên mạng internet để tìm kiếm. Ngoài ra, không ít trường hợp tự nguyện cho người khác dùng tên mình, mã số thuế TNCN của mình để lách thuế.
    Theo Luật Quản lí thuế, đơn vị đó sẽ bị truy thu thuế thu nhập DN liên quan đến phần khai gian dối. Tổng cục Thuế khuyến cáo, các cá nhân nên có ý thức bảo vệ mã số thuế cá nhân đề phòng người khác lợi dụng.
    Hiện nay, chỉ cần vào trang tncnonline.com.vn, gõ số chứng minh thư hoặc hộ chiếu của bất kỳ ai cũng có thể biết được mã số thuế của người đó. Như vậy, nếu chẳng may bị rơi giấy tờ thì mã số thuế sẽ dễ dàng bị người khác biết được.
    Tuy nhiên, trường hợp một cá nhân bị mượn trộm mã số thuế, khi tổng hợp nếu thu nhập đến ngưỡng phải nộp thêm thuế thì cơ quan quản lý sẽ yêu cầu người đó đến quyết toán phần nộp thêm. Việc phát hiện ra mã số thuế được sử dụng tại đâu, do đơn vị chi trả thu nhập nào kê khai cũng không mấy khó khăn. Lúc này hành vi gian lận thuế sẽ bị phát hiện.
    Khuyến cáo, đối với các trường hợp bị lấy trộm mã số thuế TNCN, các cá nhân nên đến làm việc với cục thuế và thậm chí có thể kiện DN đó ra tòa vì sử dụng hồ sơ của họ để gian lận chứng từ. Tuy nhiên, xét ở góc độ nghiệp vụ thì cơ quan thuế chỉ phát hiện được khi phát sinh thuế TNCN. Cá nhân phải lên tiếng thì cơ quan thuế mới có cớ để xử lý các DN sai phạm, còn hai bên thông đồng với nhau thì cơ quan thuế vẫn bó tay.
    Luật chưa đủ sức răn đe
    Luật Thuế TNCN sửa đổi, Luật Thuế thu nhập DN và một loạt văn bản dưới luật đã quy định khá rõ các trường hợp phải nộp thuế thu nhập. Tuy nhiên, những văn bản pháp luật này lại chưa quy định rõ chế tài đối với những người không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế. Các chế tài xử phạt đối với hành vi khai thiếu thuế, trốn thuế hiện nay trong điều 106, 107 của Luật Quản lý thuế chưa đủ sức răn đe.
    Theo Điều 106, Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì phải nộp tiền chậm nộp, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế… Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết. Trường hợp sau ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế nợ và tiền chậm nộp.
    Việc xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn quy định tại Điều 107. Theo đó, mức xử phạt chỉ là phải nộp tăng thêm 20\% số thuế khai sai, khai thiếu…
    Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc kê khai thu nhập được thực hiện rất chặt chẽ. Bất kỳ một sự gian dối nào trong việc kê khai thu nhập đều bị pháp luật trừng trị một cách nghiêm khắc. Ngoài ra, nguồn tiền sử dụng cho mỗi giao dịch đều phải được kiểm soát một cách chặt chẽ và phải có nguồn gốc rõ ràng. Nhờ việc kiểm soát này đã hạn chế được việc trốn thuế của các cá nhân và DN.
    Luật GiaĐồng xuân Thuận
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ma-so-thue-thu-nhap-ca-nhan-bi-dang-ky-trom-va-cach-giai-quyet-a91287.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan