+Aa-
    Zalo

    Mã hóa đầu cuối bảo vệ nhiều người dùng, vậy tại sao điều này lại không được áp dụng cho mọi tin nhắn?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Việc quyền riêng tư của người dùng không được bảo mật sẽ khó đảm bảo ngăn ngừa được tội phạm

    Theo ông Idit Arad, Tổng cố vấn của Rakuten Viber

    Ngày nay, các nền tảng nhắn tin là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày và việc mã hóa đầu cuối không chỉ là trào lưu hay một thuật ngữ đơn thuần. Nguyên tắc bảo mật đơn giản này có những tác động nghiêm trọng đến thói quen trên nền tảng số của người dùng một cách tổng thể. Nó ngăn không cho các cuộc trò chuyện và thông tin cá nhân bị nền tảng nhắn tin khảo sát vì lợi nhuận hoặc bị tiết lộ trong trường hợp vi phạm dữ liệu của công ty.

    Đây là những tính năng rất quan trọng và cần thiết Vậy thì tại sao các ứng dụng nhắn tin lại không bắt đầu thiết lập tính năng mã hóa đầu cuối ở chế độ mặc định? Quy định về quyền riêng tư của mỗi lãnh thổ đều có các đặc trưng riêng phù hợp với văn hóa khu vực, nhưng một điểm chung trong các quy định đó là điều luật không bắt buộc phải sử dụng mã hóa đầu cuối trong nhắn tin. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào các nền tảng nhắn tin nếu họ chọn triển khai tính năng này. 

    Một trong những lập luận chính phản đối việc mã hóa từ các cơ quan thực thi pháp luật chính là họ cho rằng tính năng này ngăn cản họ theo dõi các hoạt động có tính phạm pháp. Đây là lý do tại sao một số Chính phủ phản đối mã hóa đầu cuối và gây áp lực lên các nền tảng giao tiếp để bỏ qua tính năng này vì mục đích giám sát và bảo mật. Tuy nhiên, nếu một ứng dụng cho phép truy cập vào tất cả dữ liệu của nó, thì ứng dụng đó cũng sẽ dễ dàng truy cập cho tất cả mọi người. 

    ma hoa dau cuoi bao ve nhieu nguoi dung
    Chú thích ảnh

    Các nền tảng không mã hóa nhận thức rằng việc Chính phủ truy cập vào dữ liệu cá nhân của người dùng sẽ giúp theo dõi và ngăn chặn tội phạm. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tội phạm cũng tiếp cận được nguồn thông tin đó. Tin tặc và những người dùng giả mạo đang không ngừng cải thiện khả năng xâm phạm và khai thác dữ liệu cá nhân của họ bằng cách bán chúng cho kẻ xấu hoặc sử dụng với mục đích lừa đảo và hoạt động tội phạm khác. Nếu dữ liệu hoàn toàn không thể truy cập được, nguy cơ xảy ra việc vi phạm hoàn toàn bị loại bỏ. Do đó, việc mã hóa đầu cuối ở chế độ mặc định trong các nền tảng giao tiếp trên thực tế cung cấp cho người dùng một lớp bảo vệ khác khỏi các cuộc tấn công mạng như đánh cắp danh tính, gian lận hay bị theo dõi.

    Tội phạm vẫn có thể được ngăn chặn ngay cả với các tin nhắn được mã hóa đầu cuối nếu như nạn nhân đồng ý chia sẻ thông tin liên lạc trực tiếp với nhà chức trách. Khi tội phạm bị giam giữ và tịch thu thiết bị, các nhà chức trách cũng có thể truy cập vào các thông tin liên lạc được mã hóa theo cách đó. Mã hóa đầu cuối vẫn có thể được áp dụng và nhà chức trách có những phương pháp khác để chống tội phạm.

    Hiện tại, nhiệm vụ mã hóa đầu cuối thuộc về nhà cung cấp ứng dụng nhắn tin và người dùng lựa chọn sử dụng các dịch vụ đó. Theo khảo sát có tên Cá nhân hóa: Cách các công cụ giao tiếp thông minh thúc đẩy kết quả kinh doanh được thực hiện bởi Google gần đây, hơn 80% người Việt Nam yêu thích một ứng dụng tin nhắn mà nó không thể xem được tin nhắn hay nghe các cuộc hội thoại của họ cũng như tính năng mã hóa đầu cuối luôn ở chế độ mặc định. 

    Nhiều người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu thúc đẩy các nhà cung cấp nền tảng nhắn tin cài đặt tính năng này ở chế độ mặc định. Điều này giúp làm giảm đáng kể việc dữ liệu cá nhân nhạy cảm rơi vào tay kẻ xấu cũng như sẽ hạn chế được nguy cơ các cuộc trò chuyện cá nhân bị lộ hoặc bị khai thác bởi những kẻ xấu hay bị sử dụng để trục lợi.

    Gần đây, Viber đã triển khai tính năng xác minh hai bước, bao gồm một lớp bảo mật bổ sung để giảm nguy cơ bị chiếm đoạt tài khoản, giảm số lượng tài khoản không được xác minh cũng như tin nhắn rác trong nền tảng. Để đăng nhập Viber trên thiết bị di động hoặc máy tính, người dùng bật tính năng này sẽ phải xác minh tài khoản bằng cách cung cấp mã PIN cá nhân của họ. Nếu mã bị quên, địa chỉ email đã xác minh sẽ được sử dụng để giúp người dùng khôi phục quyền truy cập vào tài khoản đó.

    Trong tương lai, các quy định về quyền riêng tư được hy vọng sẽ có giải pháp chặt chẽ buộc các ứng dụng nhắn tin phải kết hợp mã hóa đầu cuối ở chế độ mặc định cho mọi tin nhắn được gửi đi, như cách Viber đang thực hiện.

    Với tư cách là Giám đốc pháp lý của Rakuten Viber, Idit Arad chịu trách nhiệm mảng pháp lý bao gồm các nguyên tắc, chức năng liên quan, quan hệ chính phủ và đối ngoại của công ty.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ma-hoa-dau-cuoi-bao-ve-nhieu-nguoi-dung-vay-tai-sao-dieu-nay-lai-khong-duoc-ap-dung-cho-moi-tin-nhan-a537573.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.