+Aa-
    Zalo

    Lý giải việc Ukraine muốn nhận hệ thống phòng không MIM-23 Hawk

    (ĐS&PL) - MIM-23 Hawk được số hóa hệ thống điều khiển, cho khả năng đánh chặn đồng thời một số mục tiêu và tiêu diệt các đối tượng bay tầm thấp.

    Mới đây, Ukraine đã đệ trình một yêu cầu liên quan đến tăng cường năng lực phòng thủ thông qua hệ thống phòng không 60 năm tuổi MIM-23 Hawk.

    Yêu cầu này được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin công bố trong cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc họp Ramstein-6.

    tho nhi ky dua ten lua mim 23 hawk cua my toi idlib syria dspl
    Tên lửa đất đối không tầm trung MIM-23 Hawk. Ảnh: MILITARY

    Tổ hợp tên lửa đất đối không tầm trung MIM-23 Hawk do Công ty Raytheon phát triển đầu những năm 1950, bắn thử lần đầu năm 1956. Đầu những năm 1960, MIM-23 chính thức đưa vào phục vụ trong quân đội Mỹ.

    Hiện MIM-23 Hawk đã bị nhiều nước NATO loại biên nhưng thực sự có thể đóng một vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh bầu trời.

    Cho đến thời điểm hiện tại, đây là hệ thống phòng không do Mỹ sản xuất tiêu diệt được nhiều chủng loại máy bay nhất do Liên Xô sản xuất.

    Tên lửa MIM-23 hiện đang tham chiến tại chiến trường Trung Đông khi chúng nằm trong biên chế quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và được triển khai tại Syria.

    Tổ hợp MIM-23 thường được trang bị 4 đài radar bắt mục tiêu - dẫn đường tên lửa, 6 bệ phóng (3 đạn tên lửa/bệ) và một số thành phần hỗ trợ khác.

    Bốn loại radar gồm: đài radar bắt mục tiêu tầm cao AN/MQP-35, đài radar bắt mục tiêu bay thấp AN/MPQ-34, đài radar chiếu dọi mục tiêu năng lượng cao AN/MPQ-33/39 (dùng để theo dõi mục tiêu, dẫn đường tên lửa) và đài radar xác định cự ly AN/MPQ-37.

    tho nhi ky dua ten lua mim 23 hawk cua my toi idlib syria dspl 2
    Tổ hợp MIM-23 thường được trang bị 4 đài radar.

    Tổ hợp MIM-23 trang bị đạn tên lửa MIM-23A dài 5,08m, đường kính thân 0,37m, sải cánh 1,21m, lắp đầu đạn nổ mảnh nặng 54 kg và trọng lượng phóng 584 kg.

    Tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2-25 km, độ cao bay tối đa 11.000m, tốc độ hành trình Mach 2,4. MIM-23A lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động – công nghệ hiện đại vào thời điểm đó.

    Quá trình hiện đại hóa rộng rãi gần đây nhất đối với tổ hợp tên lửa phòng không này bao gồm số hóa hệ thống điều khiển, cho khả năng đánh chặn đồng thời một số mục tiêu và tiêu diệt các đối tượng bay tầm thấp.

    Thay đổi rất đáng giá chính là tích hợp radar AN/MPQ-64 Sentinel hiện đại, khí tài này cũng được sử dụng trong hệ thống phòng không NASAMS hiện đại, ngoài ra là số hóa chung tất cả các thiết bị của tổ hợp.

    Khi phải đánh chặn các mục tiêu như tên lửa hành trình và máy bay không người lái cảm từ, và không sử dụng MIM-23 như một hệ thống phòng không ở khu vực tiền tuyến, thì Hawk hoàn toàn có thể đảm đương nhiệm vụ này.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-giai-viec-ukraine-muon-nhan-he-thong-phong-khong-mim-23-hawk-a554222.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan