Viễn cảnh về một lực lượng vũ trang người Kurd thống nhất, mạnh mẽ dọc biên giới Đông Nam của Thổ Nhĩ Kỳ là điều mà Ankara không bao giờ mong muốn.
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: aljazeera.com |
Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu thực hiện chiến dịch quân sự chống lại người Kurd tại Syria, với mục đích giải phóng sự bất ổn, di dân và chiến tranh.
Các thống kê sơ bộ cho biết hàng chục dân thường đã thiệt mạng và bị thương chỉ trong ngày đầu của cuộc tấn công này. Hàng nghìn người ở khu vực sát biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ đã phải chạy nạn.
Những mối đe dọa xuất phát từ hành động quân sự đơn phương của Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Bắc Syria, gây bất ổn an ninh khu vực, làm xói mòn nỗ lực chống khủng bố, khiến tình hình gia tăng căng thẳng, phá hoại tiến trình hòa bình ở Syria... khiến cộng đồng quốc tế bày tỏ lo ngại, nhiều tiếng nói phản đối mạnh mẽ, cho đây là hành động vi phạm các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố quân đội Mỹ sẽ rút khỏi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.
Nhiều người cho rằng đây là hành động bật đèn rõ ràng của ông Trump đối với Ankara, bất chấp sự phản đối của Lầu năm góc, Bộ Ngoại giao và phần lớn Quốc hội.
Tuy nhiên, sau đó, trước sự chỉ trích từ cả các đồng minh chính trị và đối thủ, Tổng thống Trump đã ra những thông điệp khác: "Không có chuyện chúng tôi bỏ rơi người Kurd, những người rất đặc biệt, những chiến binh tuyệt vời", ông Trump viết trên Twitter ngày 8/10 .
Trong thông điệp tiếp theo, ông khẳng định Mỹ "sẽ giúp người Kurd về tài chính" và cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về "một cuộc chiến không cần thiết" sẽ gây ra "những hệ quả thảm khốc".
Đoàn xe thiết giáp của Thổ Nhĩ Kỳ tiến về khu vực biên giới giáp Syria. Ảnh: aljazeera.com |
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ muốn tấn công người Kurd?
Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) là thành phần chính của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), có quan hệ chặt chẽ với Đảng Công nhân người Kurd (PKK).
YPG đã chiến đấu trong suốt gần bốn thập kỷ cho quyền của người Kurd , chống lại nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Thời kỳ đầu cuộc nội chiến Syria, YPG đã thành công trong việc thiết lập một vùng đất hòa bình mà họ gọi là Rojava ở phía bắc Syria. Các thành viên YPG sau đó tham gia cùng những nhóm vũ trang khác trong khu vực và phát triển thành SDF như hiện nay. SDF góp công lớn trong nỗ lực đẩy lùi IS khỏi lãnh thổ Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nhiều lần đe dọa hành động quân sự ở đông bắc Syria, nơi người Kurd và các đồng minh Ả Rập và Kitô giáo địa phương.
Đặc biệt, khi SDF giành lại quyền kiểm soát các thị trấn và thành phố trên khắp vùng đông bắc Syria từ tay IS, sức mạnh của người Kurd vì thế được gia tăng, song đây lại là mối lo ngại đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Dù các lãnh đạo người Kurd ở Syria nói rằng họ tách biệt với PKK thì Thổ Nhĩ Kỳ vẫn coi họ là nhánh mở rộng của PKK, và viễn cảnh về một lực lượng vũ trang người Kurd thống nhất, mạnh mẽ dọc biên giới Đông Nam của Thổ Nhĩ Kỳ là điều mà Ankara không bao giờ mong muốn.
Quy mô chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ hiện chưa rõ ràng. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động có thể bị cản trở sau khi quân đội Mỹ tuyên bố sẽ đóng cửa không phận Syria cho các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ và các quan chức Mỹ đã cảnh báo Ankara về bất kỳ hoạt động lớn nào.
Thổ Nhĩ Kỳ muốn thiết lập “vùng an toàn” 32km dọc biên giới Syria và tái định cư cho gần 1 triệu trong số 3,6 triệu người tị nạn Syria. Tuy nhiên, ông Schwartz cho rằng kế hoạch này là vô trách nhiệm và đặt cuộc sống của họ vào rủi ro”.
Mộc Miên(Theo dw.com)