+Aa-
    Zalo

    Lý giải nguyên nhân hoàng đế yêu cầu lát 15 lớp gạch chồng lên nhau ở Tử Cấm Thành

    (ĐS&PL) - Việc phải lát 15 lớp gạch chồng lên nhau ở Tử Cấm Thành khiến hậu thế vô cùng tò mò.

    Tử Cấm Thành được biết đến là nơi bàn việc chính sự của các vị vua và quần thần của mình. Đây cũng là nơi ở của hoàng đế cùng dàn hậu cung của mình, ngoài ra còn có thái giám, cung nữ là những người phục vụ của họ.

    Ngày nay, Tử Cấm Thành đã trở thành một trong những kỳ quan nổi tiếng của thế giới, nơi chứa đựng hàng ngàn năm lịch sử và vô số điều bí ẩn đang chờ đợi sự khám phá của hậu thế.

    Tử Cấm Thành còn được gọi là Cố Cung, nằm ở trung tâm của Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc. Nó tọa lạc tại khu vực phía Bắc của quảng trường Thiên An Môn và được đánh giá là một trong những công trình có quy mô hoành tráng nhất trên thế giới. Vì vậy, nhiều người khi đến Trung Quốc muốn có cơ hội thăm quan nơi này.

    ly giai nguyen nhan nguoi xua lat 15 lop gach chong len nhau o tu cam thanh2
    Tử Cấm Thành.

    Tạo ra trên cơ sở truyền thuyết "Tử vi tiên", Tử Cấm Thành là nơi được coi là chỗ ở của Ngọc Hoàng cùng các thần tiên. Tại đây, Hoàng đế được gọi là thiên tử, và Tử Vi Cung mới đủ uy nghiêm để đón tiếp ông và các thần tiên.

    Công trình này đã mất 15 năm để hoàn thành, từ năm 1406 đến 1420, với sự đóng góp của khoảng 1 triệu công nhân. Tử Cấm Thành đã trải qua hơn 600 năm lịch sử kể từ ngày khởi công.

    Được biết, việc xây dựng Tử Cấm Thành bắt đầu dưới thời Minh Thành Tổ - Chu Đệ, người là con của hoàng đế Chu Nguyên Chương. Chu Đệ nổi tiếng với tài năng và lãnh đạo xuất chúng. Ông cướp ngôi vua của cháu mình là Doãn Văn để trở thành hoàng đế. Ông muốn xây dựng một cung điện vô cùng tráng lệ để củng cố quyền lực của mình và để lại một di sản vĩ đại cho hậu thế. Việc xây dựng này phải đạt đẳng cấp khiến người sau phải kính trọng và ngưỡng mộ.

    Tử Cấm Thành có diện tích rộng lớn là 720.000 m2, đây cũng là nơi cư trú của hoàng đế và hậu cung, bao gồm tới 800 cung điện và 999.999 phòng ngủ.

    Tuy nhiên ít người biết rằng, vào đầu thế kỷ 20, một phần trong khu vực sân gạch của Tử Cấm Thành đã bị nứt vỡ, khiến các chuyên gia buộc phải tiến hành kiểm tra và tu sửa. Trong quá trình kiểm tra và tu sửa, nhóm chuyên gia đã phát hiện một bí mật đáng chú ý. Khi họ nâng lớp bạch bị vỡ phía trên, họ phát hiện rằng phía dưới có một lớp gạch tương tự.

    Sự phát hiện này không chỉ xuất hiện một lần mà lặp lại liên tục. Cuối cùng, các chuyên gia đã đếch thấu hiểu mục đích của việc lát tới 15 lớp gạch lên nhau này. Theo họ, các lớp gạch này có nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn của hoàng đế và hậu cung.

    ly giai nguyen nhan nguoi xua lat 15 lop gach chong len nhau o tu cam thanh
     Người xưa lát 15 lớp gạch chồng lên nhau ở Tử Cấm Thành.

    Tử Cấm Thành là nơi hoàng đế và hậu cung sinh sống, và vì thế, cung điện này được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt. Bức tường của nó được xây rất cao, với nhiều lớp canh phòng, đảm bảo rằng không ai có thể xâm nhập vào bên trong một cách dễ dàng.

    Dù vậy, hoàng đế vẫn lo sợ có thể có những kẻ đột nhập đào đường hầm từ dưới lòng đất vào bên trong Tử Cấm Thành để ám sát.

    Do đó, hoàng đế Chu Đệ của nhà Minh hạ lệnh cho đội ngũ xây dựng lát nhiều lớp gạch bên dưới nền Tử Cấm Thành.

    Theo lệnh của nhà vua, những người thợ đã lát 15 lớp gạch bên dưới nền cung điện để không kẻ nào có thể chui từ đường hầm trong lòng đất lên phía trên để ám sát bậc đế vương.

    Để tiện cho việc kiểm tra, hoàng đế ra lệnh mỗi viên gạch lát sàn trong Tử Cấm Thành đều phải khắc tên người làm ra và người lát chúng. Nếu sau này xảy ra chuyện gì thì hoàng đế và triều đình sẽ tìm được người phải chịu trách nhiệm.

    Phương Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-giai-nguyen-nhan-hoang-de-yeu-cau-lat-15-lop-gach-chong-len-nhau-o-tu-cam-thanh-a593684.html
    Sự kiện: Giải trí 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan