+Aa-
    Zalo

    Lý do không bổ sung “ăn lá ngón” trong hình thức thi hành án tử hình

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng công tác thi hành án tử hình chủ yếu là do tổ chức thực hiện, không phải do quy định của Luật.

    Cử tri ở Hà Nội đề xuất tử hình tử tù bằng lá ngón cho tiết kiệm. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng công tác thi hành án tử hình chủ yếu là do tổ chức thực hiện, không phải do quy định của Luật, nên Chính phủ không đề xuất sửa đổi nội dung này.

    Chiều nay (22/5), tại báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga nêu một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định thời gian cụ thể về việc ra quyết định thi hành án tử hình để khắc phục tình trạng giam giữ người bị kết án tử hình quá lâu.

    Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, qua báo cáo của Bộ Công an về tổng kết thực hiện Luật Thi hành án hình sự, những vướng mắc hiện nay trong công tác thi hành án tử hình chủ yếu là do quá trình tổ chức thực hiện.

    Đối với các quy định về thời hạn xem xét ân giảm án tử hình, quy định về thời hạn, Chánh án Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định thi hành án thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Tố tụng hình sự.

    Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội không bổ sung các nội dung này vào dự thảo Luật, đồng thời đề nghị Chính phủ, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao trong phạm vi thẩm quyền phối hợp xử lý những vướng mắc trong công tác này.

    Bà Lê Thị Nga cũng nêu, có ý kiến đề nghị cân nhắc, ngoài hình thức tiêm thuốc độc, nên bổ sung hình thức thi hành án tử hình khác cho phù hợp.

    Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phản biện, qua tổng kết thi hành Luật Thi hành án hình sự cho thấy, vướng mắc hiện nay trong công tác thi hành án tử hình chủ yếu là do tổ chức thực hiện, không phải do quy định của Luật, nên Chính phủ không đề xuất sửa đổi nội dung này.

    Từ những phân tích kể trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ kịp thời chỉ đạo khắc phục hạn chế trong quá trình tổ chức thi hành và đề nghị Quốc hội cho giữ quy định của luật hiện hành về hình thức thi hành án tử hình.

    Một trong những điều được quan tâm nhất trong Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) là Điều 33 về Tổ chức cho phạm nhân lao động

    Căn cứ vào độ tuổi, sức khỏe, giới tính, mức án, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của phạm nhân; điều kiện đất đai, tài nguyên, các ngành nghề, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, nguồn vốn mà trại giam đang quản lý và điều kiện cụ thể của trại giam, Giám thị trại giam lập kế hoạch tổ chức cho phạm nhân lao động trong năm, gửi về cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an, cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng để phê duyệt. Kế hoạch tổ chức cho phạm nhân lao động hằng năm phải có các nội dung cơ bản sau đây:
    a) Tổng số phạm nhân, trong đó có số lượng phạm nhân đủ điều kiện lao động theo quy định của pháp luật;
    b) Dự kiến chi phí cho lao động; trích khấu hao tài sản cố định;
    c) Dự kiến kết quả thu được từ lao động của phạm nhân; chênh lệch thu, chi trong tổ chức lao động của phạm nhân;
    d) Dự kiến, đề xuất kế hoạch sử dụng kết quả lao động của phạm nhân.

    Giám thị Trại giam tổ chức cho phạm nhân lao động theo kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Trại giam có thể phối hợp với doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức để tổ chức cho phạm nhân lao động nhưng phải bảo đảm chế độ giam giữ, các chế độ, chính sách đối với phạm nhân theo quy định của Luật này và thực hiện theo các quy định tại Điều 32 của Luật này. Trại giam chịu trách nhiệm bảo đảm về an ninh, trật tự và giám sát việc tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam.

    Không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước trong việc tổ chức khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam; không tổ chức khu sản xuất, điểm lao động trong khu vực dân cư và tại những địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự hoặc có thể ảnh hưởng xấu tới công tác quản lý phạm nhân.

    Phạm nhân có kết quả xếp loại chấp hành án của quý tại thời điểm xét từ mức khá trở lên, đồng ý ra lao động ngoài trại giam và thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể được xem xét đưa ra lao động tại khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam:
    a) Có mức án phạt tù trên 15 năm hoặc tù chung thân, lần đầu bị kết án, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù mà thời hạn chấp hành án còn lại dưới 07 năm;
    b) Có mức án phạt tù trên 07 năm đến 15 năm, lần đầu bị kết án, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù ít nhất 01 lần;
    c) Có mức án phạt tù từ 07 năm trở xuống thì phải thuộc trường hợp lần đầu bị kết án hoặc chỉ có 01 tiền án.

    Không đưa ra các khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam đối với phạm nhân thuộc một trong các trường hợp sau:
    a) Có từ 02 tiền án trở lên;
    b) Tái phạm nguy hiểm;
    c) Đã có hành vi trốn khỏi nơi giam hoặc bỏ trốn khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc;
    d) Chủ mưu, cầm đầu hoặc phạm tội có tính chất côn đồ;
    đ) Có tiền sử sử dụng ma túy;
    e) Phạm một trong các tội: xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; khủng bố; hiếp dâm; hiếp dâm người dưới 16 tuổi; giết người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự; cướp tài sản, cướp giật tài sản hoặc trộm cắp tài sản có tính chất chuyên nghiệp.

    Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    PV Quốc Hội 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-do-khong-bo-sung-an-la-ngon-trong-hinh-thuc-thi-hanh-an-tu-hinh-a276607.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan