+Aa-
    Zalo

    Lương y Triệu Thị Bình – Truyền nhân tinh hoa Nam dược người Dao dưới chân núi Tản.

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từ xưa đến nay, cộng đồng người Dao sinh sống dưới chân núi Tản Viên, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội nổi tiếng với nghề làm thuốc Nam truyền thống. Được công nhận danh hiệu làng nghề thuốc nam truyền thống của thủ đô, ít ai biết được rằng, để có được những thành quả đó, là sự đóng góp công sức của bao thế hệ lương y giữ gìn và xây dựng vùng dược liệu nổi tiếng với nhiều loại dược liệu quý hiếm được gìn giữ, bảo tồn và phát triển cùng hàng ngàn bài thuốc cổ xưa nổi tiếng hiệu quả trong điều trị...

    Bài thuốc bí truyền giúp cứu chữa hàng ngàn bệnh nhân khỏi bệnh cơ xương khớp:

    Sở hữu nhiều bài thuốc cổ xưa với các phương thuốc bí truyền và tự tạo lập vườn thuốc Nam và kho dược liệu của gia đình, lương y Triệu Thị Bình nổi tiếng trong cộng đồng y học dân tộc Việt Nam với sự mát tay chữa trị các nhóm bệnh về cơ xương khớp. Lương y được nhiều bệnh nhân liên hệ tìm đến để chữa trị bệnh cơ xương khớp với hàng trăm bệnh nhân đã điều trị thành công.

    dj

    Cơ xương khớp là một nhóm bệnh phổ biến trong đời sống xã hội hiện đại với nhiều hiện trạng bệnh như đau lưng, mỏi gối, thoái hoá đốt sống, gai cột sống, thần kinh toạ,…Nguyên nhân của bệnh có nhiều yếu tố, bắt nguồn từ các thói quen sinh hoạt, lao động trong cuộc sống hoặc mang yếu tố mãn tính. Nhóm bệnh cơ xương khớp ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và điều hoà của cơ thể, nếu không điều trị sớm kịp thời thì dễ gây ra tình trạng hao hụt dịch nhờn các khớp, phá huỷ sụn khớp, gây biến dạng các khớp xương, làm mất khả năng lao động, gia tăng nguy cơ tàn phế. Chính vì mức độ phổ biến và những tác hại to lớn đến thể trạng sức khoẻ con người, việc điều trị có hiệu quả nhóm bệnh cơ xương khớp đang là vấn đề nan giải với y học hiện nay. Có nhiều bệnh nhân trải qua điều trị các phương pháp truyền thống đến hiện đại nhưng vẫn không khỏi bệnh. Tuy nhiên, điểm sáng trong quá trình nghiên cứu các phương pháp điều trị bệnh đã xuất hiện từ góc nhìn y học cổ truyền dân tộc. Y học cổ truyền đã chứng minh được tầm quan trọng của ngành trong điều trị bệnh nhờ sự an toàn, lành tính của các loại dược liệu, không tạo ra đau đớn cho bệnh nhân cũng như không thông qua can thiệp y khoa hiện đại. Việc điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền đã mang lại những bằng chứng thuyết phục đi kèm với những hiệu quả thấy rõ trong quá trình điều trị không có tác dụng phụ và tạo ra giá trị bền vững về chữa lành bệnh hoàn toàn.

    Xuất phát từ những cơ sở y dược cổ truyền và khối tri thức khổng lồ từ nghề dược liệu thuốc nam truyền thống của người Dao ở Ba Vì, lương y Triệu Thị Bình đã chế tạo ra phương thuốc và các dạng sản phẩm y dược điều trị thành công cơ xương khớp. Là một trong những người đi đầu trong bảo tồn, phát triển nghề thuốc Nam truyền thống của dân tộc, lương y Triệu Thị Bình đã rất thành công với các bài thuốc điều chế chữa bệnh xương khớp mãn tính. Theo Lương y Bình cho biết, đối với thuyết lý y học của người Dao đúc rút hàng trăm năm qua, cơ chế của cơ thể con người là khi bị đau nhức xương khớp tạo ra ảnh hưởng trong sinh hoạt thường nhật của người bệnh, khiến việc đi lại khó khăn, mệt mỏi toàn thân, khiến cho khả năng ăn ngủ kém, khó vận động, ù tai, ngủ ít, lưng đau gối mỏi, mạch tượng trong người không linh hoạt. Khó khăn nhất vẫn là tình trạng tái đi tái lại của bệnh trạng này, khi chuyển mùa hoặc cơ thể suy nhược bệnh ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khoẻ và sinh hoạt của bệnh nhân. Tuỳ vào tình trạng cơ thể và hiện trạng bệnh mà y học cổ truyền có những định hướng điều trị khác nhau, nhưng chung nhất, phương thuốc thảo dược của lương y Bình đã thể hiện những hiệu quả tối ưu trong phương pháp điều trị thích hợp với cơ địa của người Việt.

    Quan điểm hành nghề tâm huyết của người thầy thuốc

    Không phải ngẫu nhiên mà từ một làng nghề truyền thống với giá trị vùng dược liệu ở Ba Vì trở nên nổi tiếng trên toàn quốc và được công nhận nhiều danh hiệu. Sự tồn tại song song giữa những dược liệu quý hiếm sinh trưởng ở vùng núi Tản Viên và bàn tay điều chế tài hoa, tinh tế của các cao nhân thuốc Nam người Dao đã tạo nên những thành công và tiếng tăm nhất định cho các phương thuốc bí truyền và sản phẩm dược liệu ở nơi này.

    dj1

    Những bài thuốc được phối hợp từ nhiều vị thuốc khác nhau, nguồn khai thác từ rừng già trên núi Tản đã trở thành “bí truyền” trong cộng đồng y học dân tộc. Với những đặc tính dược hiệu không đồng nhất, việc phối kết hợp các loại dược liệu là một trong những tinh hoa trong điều chế thuốc Nam của lương y Triệu Thị Bình. Bà cho biết, bài thuốc chữa bệnh về đau xương khớp phải thực hiện rất kỳ công bằng hàng chục vị thuốc. Quá trình sau khai thác cũng phải thực hiện tỉ mỉ và kỳ công để tránh các tác động gây hại đến dược tính của dược liệu bởi tất cả quá trình thực hiện đều được làm thủ công và không có sự can thiệp, hỗ trợ của máy móc cũng như các hoá chất bảo quản. Khi có bệnh nhân, các vị thuốc được phân chia ra thành từng thang theo cân đo dược tính và thể trạng bệnh của người bệnh. Thuốc được điều chế và sắc uống như thuốc bắc. Đa số những vị thuốc trong bài thuốc của bà Bình đều được lấy từ những loại cây cổ thụ, những loại này được gọi theo tiếng người Mường như cây “dào ghím”, “dào pèng”… Những loại cây này đều là dạng thân gỗ, cây cao lớn. Để lấy được những vị này phải leo trèo rất vất vả mới lấy được.

    Lương y Triệu Thị Bình nêu tõ quan điểm của mình trong chữa bệnh có liên quan đến vấn đề xương khớp. Bài thuốc bí truyền của lương y chữa các bệnh về đau khớp như viêm, sưng tấy và thoái hoá khớp. Và điều quan trọng cần lưu ý trong quá trình điều trị là cần có sự kiên nhẫn từ bệnh nhân. Bài thuốc là sự kỳ công, tỉ mỉ trong điều chế và đa dạng về dược liệu. Không nhanh chóng hết tình trạng đau nhứt, nhưng hiệu quả thần kỳ của bài thuốc thể hiện ở sự dứt điểm bệnh. Sử dụng theo đúng phác đồ điều trị của lương y đưa ra, không bị tái phát bệnh cũng như không bị ảnh hưởng tác dụng phụ. Liệu trình điều trị trong một tuần mới thấy tác dụng và với các bệnh nhân bị nhẹ thì tầm một tháng còn bệnh nhân nặng thì dùng thuốc tới vài tháng mới điều trị dứt điểm.

    Là một thầy thuốc Nam y, lương y Bình vẫn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi những kiến thức về y học cổ truyền, đặc biệt, bà cực kỳ hiểu biết về những căn bệnh đau xương khớp này. Với nhiều năm kinh nghiệm chữa đau xương khớp theo lương y thì dấu hiệu điển hình nhất của đau khớp, viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Viêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động. Trong quá trình điều trị bệnh cơ xương khớp, lương y Triệu Thị Bình luôn kinh hoạt kết hợp bằng nhiều hình thức. Tuỳ thể trạng bệnh nhân và hiên trạng bệnh mà có thể bổ dung thêm phương pháp đắp thuốc, tắm thuốc để xúc tiến việc đưa tác hiệu dược liệu vào cơ thể nhanh chóng, gia tăng hiệu quả chữa bệnh.

    Lưu giữ, bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý hiếm.

    Cũng như nhiều đồng nghiệp khác trong Hội Đông y Ba Vì, lương y Triệu Thị BÌnh luôn lưu tâm đến việc bảo tồn và phát triển các nguồn gen dược liệu của vùng dược liệu Ba Vì quê hương mình. Dược liệu bây giờ trở nên khan hiếm vì tình trạng khai thác cũng như những đặc tính sinh trưởng lâu năm của các loại cây cỏ. Công tác bảo tồn và phát triển các nguồn dược liệu luôn được lương y Triệu Thị Bình quan tâm hàng đầu. Bà tìm kiếm và di thực các loài thảo dược về vườn thuốc Nam của gia đình cũng như nhân truyền trên các vườn thuốc Nam của Hội đông y để có điều kiện chăm sóc và bảo tồn dược liệu tốt nhất. Lương y Bình tâm sự: “Những cây thuốc quý đang khang hiếm và biến mất dần, đó là nỗi lo của người làm nghề như chúng tôi. Thật sự đau lòng nếu một ngày nào đó về sau, con cháu của những thế hệ làm y dược cổ truyền người Dao Ba Vì chỉ còn biết tên loại dược liệu đó trên sách vở bởi sự biến mất của loài thực vật đó trong đời sống thực. Sự mai một của nghề thuốc phụ thuộc rất lớn vào công tác bảo tồn và lưu trữ nguồn dược liệu”.

    Vườn thuốc Nam nhà lương y Triệu Thị Bình lưu trữ nguồn dược liệu quý hiếm với hơn 200 loài thảo dược được di thực từ rừng về và trồng, chăm sóc qua thời gian. Ngoài việc điều chế thuốc chữa bệnh cứu người, lương y Triệu Thị Bình luôn chăm lo mỗi ngày cho vườn thuốc cũng như miệt mài tìm cách lưu trữ những nguồn giống thảo dược quý hiếm để có thể làm nguồn nguyên liệu cho thế hệ ngành y mai sau.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/luong-y-trieu-thi-binh-truyen-nhan-tinh-hoa-nam-duoc-nguoi-dao-duoi-chan-nui-tan-a600458.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.