+Aa-
    Zalo

    Lượng tiền gửi ở nước ngoài của người Việt gia tăng đột biến

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tính tới cuối năm 2015, lượng tiền gửi ở nước ngoài của người Việt gia tăng đột biến, lên mức 7,3 tỷ USD...

    (ĐSPL) - Tính tới cuối năm 2015, lượng tiền gửi ở nước ngoài của người Việt gia tăng đột biến, lên mức 7,3 tỷ USD...

    Gửi ngoại tệ của người Việt ở nước ngoài tăng đột biến

    Tin tức trên báo Infonet, tính tới cuối năm 2015, lượng tiền gửi ở nước ngoài của người Việt gia tăng đột biến, lên mức 7,3 tỷ USD, trong khi các nhà băng lớn vẫn phải đi vay ngoại tệ của nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước.

    Số liệu này được đưa ra trong Báo cáo kinh tế Việt Nam quý I/2016 do Viện Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VERP) công bố chiều 12/4.

    Dẫn lại số liệu thống kê đến quý 3/2015, TS. Nguyễn Đức Thành- Giám đốc VERP cho biết, cán cân thanh toán đã có những diễn biến bất thường sau sự kiện Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (CNY) trong tháng 8. Cán cân tổng thể chuyển từ trạng thái cân bằng sang thâm hụt lớn 6,6 tỷ USD trong quý 3/2015, chủ yếu do cán cân tài chính đổi chiều.

    Đáng chú ý, 2 cấu phần quan trọng nhất của các cân tài chính là dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài không có sự biến động đáng kể.

    Tuy nhiên, một nhân tố mới xuất hiện là dòng vốn đầu tư khác mà cấu phần chủ yếu là tiền gửi ở nước ngoài, gia tăng đột biến lên mức 7,3 tỷ USD.

    Đáng nói, cùng thời điểm này trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng thương mại không có sự biến động quá lớn.

    “Đây là diễn biến bất thường”- ông Nguyễn Đức Thành nói và nhấn mạnh, “diễn biến bất thường này, một phần, có thể xem như tình trạng “bẫy thanh khoản” với ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Lãi suất huy động và cho vay USD vốn ở mức thấp, cộng với kỳ vọng tỷ giá USD/VND tăng lên sau sự kiện Trung Quốc phá giá, khiến thị trường không tìm được mức lãi suất cho vay ngoại tệ cân bằng”.

    Hệ quả, NHTM không tìm được đầu ra cho dòng vốn tiết kiệm ngoại tệ nên gửi tiền không kỳ hạn/kỳ hạn ngắn ở ngân hàng nước ngoài là giải pháp sinh lợi tối ưu nhất.

    Trên cơ sở này, dòng tiền gửi ở nước ngoài có thể tiếp tục gia tăng trong giai đoạn tới, do chính sách hạ lãi suất huy động USD về 0\%/năm và hạn chế đối tượng vay vốn ngoại tệ.

     “Việc đưa lãi suất huy động về 0\%/năm đã triệt tiêu động lực tiết kiệm ngoại tệ có kỳ hạn. Do đó, phần lớn các khoản tiền gửi ngoại tệ sẽ ở dưới dạng không kỳ hạn. Các NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối thanh khoản ngoại tệ và cung ứng các khoản vay ngoại tệ cho DN. Do đó, tiếp tục lựa chọn giải pháp gửi tiền ở nước ngoài”- ông Thành nêu.

    Tính tới cuối năm 2015, lượng tiền gửi ở nước ngoài của người Việt gia tăng đột biến, lên mức 7,3 tỷ USD. (Ảnh minh họa).

    Điểm đáng lo ngại nữa được ông Thành nêu ra, trong khi tiền gửi ra nước ngoài tăng mạnh, tới 7,3 tỷ USD thì các nhà băng lớn vẫn phải đi vay ngoại tệ của nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước.

    Nhấn mạnh một lần nữa hiện tượng “mất cân bằng” trong cán cân thanh toán, ông Nguyễn Đức Thành cho rằng, dù đã rất công phu tách đô la Mỹ ra khỏi lưu thông, nhưng đồng USD lại đóng vai trò quan trọng đối với DN xuất nhập khẩu.

    “Điều này đòi hỏi NHNN phải có giải pháp để tránh rối loạn thị trường, bằng cách hình thành thị trường mua bán USD một cách dễ dàng, thuận tiện” – ông Thành đề xuất.

    Nhu cầu huy động tăng cao đẩy lãi suất tăng

    Báo cáo của VEPR chỉ ra nhu cầu huy động tại hầu hết các ngân hàng thương mại tiếp tục duy trì ở mức cao từ cuối năm 2015 tới nay. Huy động vốn của hệ thống ngân hàng thương mại 3 tháng đầu năm 2016 tăng 2,26\%, cao hơn với mức 0,94\% năm 2015. VEPR lý giải rằng, nhu cầu huy đông tăng cao một phần để chuẩn bị vốn cho kế hoạch tăng trưởng tín dụng tham vọng của hệ thống ngân hàng trong năm 2016, một phần để đáp ứng tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn giảm từ 60\% xuống 40\% theo Thông tư 36.

    VEPR nhận định nhu cầu huy động tăng cao trên thị trường đẩy mặt bằng lãi suất tăng cao, cả trên thị trường vốn vay và thị trường liên ngân hàng.

    “Lãi suất huy động khách hàng cá nhân tại hầu hết các ngân hàng đều tiệm cận ở mức trần 5,5\%/năm. Trong khi đó tính theo trung bình trượt, lãi suất liên ngân hàng từ cuối năm 2015 tới nay cao hơn khoảng 1-2 điểm phần trăm so với giai đoạn 2014-2015”- VEPR cho biết.

    Theo VEPR, tăng trưởng tín dụng đạt 1,54\% trong Quý 1, tuy thấp về giá trị tuyệt đối do ảnh hưởng của Tết nguyên đán nhưng cao hơn cùng kỳ các năm trước đó.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/luong-tien-gui-o-nuoc-ngoai-cua-nguoi-viet-gia-tang-dot-bien-a127203.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.