+Aa-
    Zalo

    Lương của lãnh đạo Tổng Công ty Sông Đà bao nhiêu trong bối cảnh "ôm" nợ khủng 11.000 tỷ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong bối cảnh Tổng Công ty Sông Đà "ôm" nợ khủng 11.000 tỷ đồng, câu chuyện về mức lương của lãnh đạo doanh nghiệp này là vấn đề mà không ít người quan tâm.

    Trong bối cảnh Tổng Công ty Sông Đà "ôm" nợ khủng 11.000 tỷ đồng, câu chuyện về mức lương của lãnh đạo doanh nghiệp này là vấn đề mà không ít người quan tâm. 

    Trụ sở Tổng Công ty sông Đà. Ảnh: SDC

    Đầu năm 2020, bộ Tài chính đã cảnh báo về khoản nợ phải trả 11.000 tỷ đồng của Tổng Công ty Sông Đà (SDC) tính đến cuối năm 2019, cũng như hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đã lên khoảng 2,8 lần, rất sát với mức 3 lần mà bộ Tài chính yêu cầu không được vượt qua để giảm rủi ro tài chính.

    Trong bối cảnh đó, tháng 6/2020, bộ Xây dựng có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét, cho phép Tổng Công ty Sông Đà thi công một số đoạn đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 theo hình thức chỉ định thầu.

    Việc bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng xem xét, chỉ định thầu cho SDC thi công một số đoạn đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông trong khi doanh nghiệp này đang "ôm" nợ khủng khiến dư luận băn khoăn về việc ưu ái "con cưng" (?) sẽ ảnh hưởng đến dự án.

    Bên cạnh khả năng thực hiện dự án cao tốc Bắc- Nam, câu chuyện về mức lương của lãnh đạo Tổng Công ty Sông Đà, cũng là đề tài được nhiều người quan tâm.

    Về tiền lương, thù lao của Ban lãnh đạo Tổng Công ty Sông Đà, năm 2018, theo Nghị quyết, Chủ tịch HĐQT nhận 52,7 triệu đồng/tháng, tương ứng với 632 triệu đồng một năm.

    4 thành viên HĐQT nhận được 45,9 triệu đồng/tháng, tương đương với 550 triệu đồng một năm. Trong khi đó, thù lao của Trưởng Ban Kiểm soát và 2 thành viên lần lượt là 30,6 và 25,5 triệu đồng/người mỗi tháng.

    Kế hoạch năm 2019, Tổng công ty cũng giữ nguyên tiền lương, thù lao cho Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát như năm 2018.

    Tổng công ty Sông Đà tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1961. Ngày 6/4/2018, Tổng công ty Sông Đà đã hoàn thành công tác cổ phần hoá và chính thức chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ hơn 4.495 tỷ đồng. Bộ Xây dựng đại diện vốn Nhà nước nắm 99,79% vốn điều lệ.

    Mấy năm gần đây, tình hình kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà không mấy khả quan. Năm 2019, tổng tài sản của Sông Đà là 15.132 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 4.551 tỷ đồng và nợ phải trả là 10.580 tỷ đồng.

    Ngoài ra, công ty còn có hàng nghìn tỷ nợ chưa thu hồi được: tiền nợ khối lượng xây lắp hoàn thành các công trình 3.757 tỷ đồng, tiền khối lượng xây lắp các công trình đã thi công dở dang khoảng 2.000 tỷ, tiền thu từ thoái vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ.

    Mặc dù vậy, Tổng Công ty Sông Đà lại sở hữu nhiều khu đất vàng có vị trí đắc địa và giá trị hàng nghìn tỷ đồng.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/luong-cua-lanh-dao-tong-cong-ty-song-da-bao-nhieu-trong-boi-canh-om-no-khung-11000-ty-a335293.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan