(ĐSPL) - Nhà phân tích quân đội châu Á Franz Stefan Gady đã có những đánh giá sâu sắc về sức mạnh "lực lượng phòng vệ của Nhật Bản".
Mối quan hệ của Nhật Bản với các lực lượng vũ trang của mình đã từng là một "đặc tính dân tộc" và quả thực Fukoku kyohei (Làm giàu đất nước, Tăng cường quân sự) là một mục tiêu chiến đấu đẫm nước mắt của các nhà cải cách - những người đã sáng lập ra một Nhật Bản hiện đại trong suốt thời gian cải cách Minh Trị Duy Tân bắt đầu từ những năm 1860.
Trong những thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 20, Nhật Bản là một quốc gia có quân đội, thậm chí là hùng mạnh với khẩu hiệu "trăm triệu trái tim, chung một nhịp đập". Nhưng tất cả điều đó đã thay đổi sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Từ tấn công sang phòng thủ
Thất bại hoàn toàn ở thế chiến 2 khiến 2,7 triệu người nằm xuống đã kết thúc "mối quan hệ" của chính quyền Nhật Bản với chính quân đội nước này.
Một hiến pháp mới, được viết bởi những người Mỹ, sau chiến thắng phát xít Nhật, đã nghiêm cấm người Nhật Bản tạo ra quân đội vũ trang bình thường của mình và từ đó biến Nhật Bản trở thành một "quốc gia hòa bình".
Tuy nhiên, sau nội chiến Triều Tiên năm 1950, những người Mỹ đã lo ngại về lợi ích của mình tại Châu Á nên đã thúc giục Nhật Bản tái vũ trang.
Để chống lại sức mạnh đang lên của Trung Quốc, lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã được thành lập, một lực lượng quân đội mà cho đến ngày nay chưa từng bắn ra một phát đạn ngay cả trong lúc tức giận nhất.
Không thể chứng minh giá trị của lực lượng phòng vệ Nhật Bản (JSDF) qua các trận chiến, trong suốt thời kì chiến tranh lạnh, JSDF đã phải chịu đựng sự nhạo báng và khinh thường.
Quân đội Nhật không phù hợp cho Godzilla. |
Xem bất kì bộ phim Godzilla đầu tiên nào ta cũng đều thấy JSDF là một nhóm đàn ông "thiếu óc sáng tạo" và quan trọng hơn là sự thiếu hiệu quả, không có khả năng bảo vệ Tokyo từ "con quái vật", và bạn có thể nắm bắt được những tình cảm của công chúng đối với lực lượng phòng vệ của nước này trong thời kỳ đó.
Những nhân viên phục vụ bước đi trên đường phố trong bộ đồng phục vào những buổi đầu tiên của JSDF thậm chí còn bị ném đá.
Những anh hùng ''tình cờ''
Cuối những ngày chiến tranh lạnh, vào năm 1990, Lực lượng vũ trang Nhật Bản cuối cùng cũng có thể đánh bóng lại hình ảnh của mình và tất nhiên đó không phải là qua một trận chiến nhưng dưới tư cách là một lực lượng giữ gìn hòa bình quốc gia.
JSDF đã triển khai một thời gian ngắn tại miền nam Iraq như một phần của Mỹ mặc dù họ phải dựa hơi lẫn nhau, bao gồm cả những người Iraq để bảo vệ. Quả thực, JSDF gặp rất nhiều bất lợi trong việc dùng vũ lực bởi một khẩu súng máy ngay cả khi vô tình được bắn ra cũng có thể trờ thành tiêu điểm quốc gia.
Họ đã nhận được những tràng pháo tay cho vai trò cứu hộ và cứu trợ trong trận động đất năm 1995 hay thảm hỏa hạt nhân Fukushima 2011.
Cư dân địa phương được cứu khỏi lụt lội bởi máy bay trực thăng của lực lượng phòng vệ Nhật Bản. |
Cho đến ngày nay, lực lượng phòng vệ Nhật Bản được đa số người dân Nhật nhìn nhận như là một lực lượng cứu trợ thảm họa.
Tiến nhanh tới năm 2015, nơi mà mọi thứ dường như đang thay đổi dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Đảng Dân Chủ Tự Do của ông.
Hai dự luật an ninh gây tranh cãi đã được thượng viện quốc hội Nhật Bản thông qua từ tháng 9 sẽ cho phép JSDF tham chiến để bảo vệ các đồng minh ngay cả khi nước này không bị tấn công.
Lực lượng chiến đấu ''dữ dội''
Mặc dù có rất nhiều sự vụ trong nước và quốc tế, Nhật Bản hiện nay có thể bị cuốn vào những xung đột ngoài nước và có khả năng khởi xướng lên một cuộc chiến. Dưới luật mới, JSDF chỉ có thể kêu gọi sự trợ giúp của đồng minh với ba điều kiện:
+ Sự sống còn của Nhật Bản bị đe dọa.
+ Các lựa chọn phi quân sự bị ''kiệt quệ''.
+ Việc sử dụng các lực lượng vũ trang được giới hạn tới mức tối thiểu cần thiết để ngăn chặn xâm lược.
Ngoài ra, JSDL có thể đến giải cứu quân gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và Công Dân Nhật Bản khi gặp nguy hiểm, và sẽ được cho phép sử dụng vũ khí của họ, không chỉ đơn thuần là tự vệ.
Xe tăng của lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong một trận diễn tập. |
Văn hóa Nhật Bản với sự nhấn mạnh truyền thống của mình về sự gắn kết nhóm, lên kế hoạch kĩ lưỡng và chú ý tới từng chi tiết, đặc biệt quan trọng trong môi trường quân đội công nghệ cao ngày nay là một lí tưởng cho việc hiện đại hóa quân đội.
Thật vậy, các thủy thủ, lính Mỹ và những lính thủy quân lục chiến tham gia vào những cuộc tập trận chung với JSDF hàng năm để tăng khả năng hoạt động nói chung đều cảm thấy ấn tượng bởi năng lực của Nhật Bản.
Tàu ngầm nổi trên mặt nước của lực lượng tự vệ biển Nhật Bản. |
JSDF cũng chưng diện cho mình một vài thiết bị quân đội hiên đại nhất trong tất cả khu vực Châu Á bao gồm cả xe tăng thế hệ thứ tư hiện đại, giấy phép xây dựng trực thăng tấn công Apache, máy bay do thám trinh sát hiện đại và sẽ sớm nhận thêm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới.
Hải quân Nhật Bản, Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF), được cho là có công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm và được đào tạo cao cấp hơn so với đối thủ là Hải Quân giải phóng Trung Quốc (PLAN).
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế về ngân sách, văn hóa và luật pháp. Ví dụ, Nhật bản tiếp tục cấm vũ khí tấn công như máy bay ném bom, tàu sân bay và tên lửa đạn đạo tầm xa và cũng ''không có kế hoạch để mua chúng trong tương lai gần''.
Phạm Đức Cảnh
Xem thêm video Tin tức:
[mecloud]dYr5dvI91k[/mecloud]