Theo một số ước tính, luật trừng phạt "vì sự thống nhất của nước Mỹ" mà Tổng thống Donald Trump vừa ký có thể khiến EU tổn thất đến 100 tỉ euro.
Theo tin tức mới nhất trên báo Công lý, Tổng thống Donald Trump hôm qua (2/8) đã miễn cưỡng ký vào dự luật thắt chặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016. luật mới sẽ áp dụng các đòn trừng phạt nhằm không chỉ vào Nga mà cả vào Iran và Triều Tiên.
Ngay sau khi thông tin về việc Mỹ ký dự luật trừng phạt Nga vừa được đưa ra từ Nhà Trắng, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker đã lập tức lên tiếng cảnh báo nghiêm khắc rằng, Châu Âu sẽ có đòn đáp trả thích đáng và nhanh chóng chỉ trong vài ngày nếu dự luật chống Nga của Mỹ làm tổn thương đến lợi ích của các công ty Châu Âu đang làm việc và hợp tác với Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump "miễn cưỡng" ký phê chuẩn dự luật trừng phạt Nga, Triều Tiên và Iran . Ảnh: AP |
Nỗi lo dễ hiểu của EU là lệnh trừng phạt mới của Mỹ có thể khiến khối này thêm thiệt hại theo sau những biện pháp trừng phạt Nga năm 2014 vì cuộc khủng hoảng Ukraine.
Khi đó, biện pháp trừng phạt các công ty năng lượng Nga của EU không áp dụng cho lĩnh vực khí đốt bởi sự phụ thuộc của nhiều nước thành viên vào nguồn cung của Moscow. Theo một số ước tính, những biện pháp trừng phạt này đã khiến EU tổn thất đến 100 tỉ euro.
Trước đó, Tiền phong đưa tin, vào tuần trước, lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật trên với số phiếu gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, ông Trump cũng nhấn mạnh các luật này còn “thiếu sót nghiêm trọng” và ngăn cản Tổng thống Mỹ đơn phương nới lỏng lệnh trừng phạt Moscow.
“Dự luật vẫn còn những thiếu sót nghiêm trọng. Bằng việc hạn chế sự linh hoạt của nhà quản lý, dự luật này khiến Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc đạt được những thỏa thuận có lợi cho người Mỹ, và sẽ đưa Nga – Trung Quốc – Triều Tiên xích lại gần nhau hơn”, ông Trump nói.
“Mặc dù có một số vấn đề nhưng tôi vẫn ký dự luật này vì sự thống nhất quốc gia. Luật này đại diện cho mong muốn của người Mỹ,rằng chúng tôi muốn được thấy Nga có những động thái nhằm cải thiện quan hệ Nga – Mỹ. Chúng tôi hi vọng hai nước sẽ hợp tác chặt chẽ về những vấn đề vĩ mô toàn cầu, để các luật trừng phạt sẽ không còn cần thiết nữa”
Sau khi ký dự luật trừng phạt mới, ông Trump cũng khẳng định rằng: "Bằng việc hạn chế tính linh hoạt của nhánh Hành pháp, luật trừng phạt mới này làm cho Mỹ khó khăn hơn trong việc đạt được các thỏa thuận có lợi cho người dân Mỹ. Đồng thời, dự luật này cũng sẽ đẩy Trung Quốc, Nga và Triều Tiên lại gần nhau hơn".
Dự luật cũng giới hạn quyền hạn của Tổng thống Trump trong việc nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Nga, bằng cách yêu cầu phải có sự ủng hộ của Quốc hội khi Tổng thống Mỹ muốn dỡ bỏ nội dung trừng phạt nào đó.
Ví dụ, Tổng thống Trump sẽ cần sự thông qua của Quốc hội nếu muốn bãi bỏ các biện pháp trừng phạt có từ thời chính phủ tiền nhiệm của ông Obama. Ông Trump cũng sẽ phải có sự ủng hộ của Quốc hội mới có thể trả lại các khu nhà ngoại giao của Nga mà chính quyền ông Obama đã tịch thu và phong tỏa.
(Tổng hợp)